(HBĐT) - Sau vụ đầu tiên thu hoạch đầy phấn khởi khi nghệ bán được giá, đến vụ này, người dân trồng nghệ đỏ ở xã Hào Lý (Đà Bắc) lại như ngồi trên đống lửa khi nghệ đã thu hoạch mà chưa có người mua.


Gia đình ông Đinh Văn Bông, xóm Hào Tân, xã Hào Lý (Đà Bắc) đã thu hoạch xong vườn nghệ của gia đình nhưng chưa bán được vì giá thu mua quá thấp.

Đồng chí Quách Công Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý cho biết: Năm 2017, cây nghệ đỏ được đem vào trồng thử nghiệm trên đồng đất của Hào Lý với diện tích khoảng 5 ha. HTX Dịch vụ nông, lâm nghiệp và môi trường xã Hào Lý là đơn vị đứng ra cam kết với bà con về cung cấp giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm với giá thu mua không dưới 5.000 đồng/kg. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, ngay vụ đầu tiên, cây nghệ đã phát triển tốt, đặc biệt chất lượng của tinh bột nghệ được thẩm định, đánh giá cao. Sau khi thu hoạch, HTX đã thu mua nghệ cho bà con với giá bán dao động từ 5 – 7 nghìn đồng/kg. Với giá bán như vậy,hiệu quả mà cây nghệ đem lại cao gấp nhiều lần so với cây ngô, cây sắn. Thấy hiệu quả kinh tế cao, đến vụ thứ 2 (năm 2018), nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi, nhân rộng diện tích lên tới 20 ha để trồng nghệ đỏ. Sau 1 năm chăm sóc, đến nay, 20 ha nghệ đỏ đã đến kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, những cam kết trước đó đã không được thực hiện, với mức giá thu mua chỉ 4.000 đồng/kg, người trồng nghệ như đứng trên đống lửa.

Vụ đầu tiên, gia đình ông Đinh Văn Bông, xóm Hào Tân thu được 1,5 tấn nghệ đỏ. Với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg, hiệu quả kinh tế khá cao nên gia đình ông Bông đặt nhiều niềm tin vào cây trồng mới này. Đến vụ thứ hai, gia đình ông tiếp tục duy trì diện tích trồng nghệ. Theo như ông Bông đánh giá thì vụ này năng suất còn cao hơn so với vụ trước. Thế nhưng, trái với tâm trạng phấn khởi của vụ đầu tiên, mấy hôm nay, ông và gia đình thu hoạch nghệ đỏ với tâm trạng đầy lo lắng. "Đến hôm nay,gia đình tôi thu hoạch và đóng vào bao tải hết rồi. Vụ này mình đã có chút kinh nghiệm nên năng suất cao hơn so với vụ đầu tiên. Tuy nhiên, giá thu mua mà HTX đưa ra chỉ 4.000 đồng/kg, mức giá thấp, chúng tôi không có công nên cứ thu hoạch để giải phóng đất đai trước đã, khi nào giá tăng thì mới bán”-ông Bông chia sẻ.

Ở xóm Hào Phú, nhiều hộ dân cũng đang tích cực dỡ nghệ và cắt bỏ rễ để cho vào bao tải bảo quản. Ở xóm này, vườn nghệ đỏ của gia đình bà Hà Thị Xinh được coi là tốt nhất với củ nghệ to đều. Chia sẻ với chúng tôi, bà Xinh không giấu nổi sự thất vọng khi cây nghệ lại lặp lại câu chuyện "đầu ra” như nhiều cây trồng khác trước đây: "Đã có những loại cây đưa vào trồng nhưng rồi không bán được, người khổ nhất là nông dân chúng tôi. Lần này, cây nghệ này rất phù hợp, năng suất cao nên ai cũng kỳ vọng. Thế nhưng, bây giờ đến kỳ thu hoạch rồi mà không bán, HTX chỉ đưa ra mức giá có 4.000 đồng/kg, thấp hơn mức cam kết trong hợp đồng. Như vậy, thì chả khác nào người dân chúng tôi bị lừa”.

Với mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân, những năm gần đây, xã Hào Lý đã có những sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó, trồng nghệ được coi là hướng đi đầy tiềm năng. Thế nhưng, với thực trạng hiện nay, đồng chí Quách Công Khang, Phó Chủ tịch UBND xã Hào Lý cũng rất trăn trở. "Mặc dù giá thu mua thấp nhưng đã đến kỳ thu hoạch nên chúng tôi vận động người dân thu hoạch để có đất làm vụ mới. UBND xã cũng đang tích cực kết nối, tìm những đầu mối để thu mua nghệ cho bà con”.

Theo thông tin người dân chia sẻ, ngoài xã Hào Lý, hiện nay, có một số doanh nghiệp đang đưa nghệ đỏ lên "tiếp thị” ở một số xã khác trên địa bàn huyện Đà Bắc. Dù nghệ đỏ phát triển tốt nhưng với đầu ra khó khăn như hiện nay ở xã Hào Lý thì chính quyền và người dân cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa cây trồng đầy "tiềm năng” này vào trồng.

Viết Đào

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục