(HBĐT) - Tính đến ngày 31/5/2020, toàn tỉnh có 93,37% số xã, phường, 100% huyện, thành phố phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS. Số người nhiễm HIV lũy tích là 2.271 người, số bệnh nhân HIV/AIDS còn sống là 1.217 người, số người nhiễm HIV đã tử vong là 1.054 trường hợp. Công tác phòng, chống HIV/AIDS được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện.

 


Điều trị Methadone cho người nghiện ma túy giúp giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân. (Ảnh chụp tại Cơ sở điều trị Methadone TP Hòa Bình).

Giai đoạn từ năm 2010 trở về trước, khi tình hình dịch HIV/AIDS còn diễn biến phức tạp, công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS đã được tỉnh chú trọng. Những năm qua, công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới.

Đội ngũ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, kiện toàn, cơ bản ổn định. Đến tháng 5/2020, tuyến tỉnh có 10 cán bộ chuyên trách; tuyến huyện có 10 cán bộ chuyên trách; tuyến xã, phường, thị trấn có 156 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hàng năm, cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS được tham gia các lớp tập huấn do T.Ư và tỉnh tổ chức. Cùng với đó, ngành Y tế tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS các cấp, cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền về HIV/AIDS của các đơn vị, ban, ngành liên quan. Cụ thể, trong 15 năm (2005-2020) đã tổ chức trên 40 lớp tập huấn, buổi truyền thông cho cán bộ MTTQ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, cán bộ y tế, nhóm nòng cốt. Thông qua chương trình tăng cường nâng cao năng lực, mỗi năm có hơn 1.000 lượt đội ngũ cán bộ y tế tuyến huyện đến cơ sở, cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh được tập huấn về HIV/AIDS... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ chuyên môn của cán bộ; nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

Giai đoạn 2005-2020, kinh phí thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh được thực hiện từ các nguồn: Chương trình MTQG phòng, chống HIV/AIDS (ngân sách T.Ư và địa phương); nguồn viện trợ nước ngoài, gồm: dự án phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (Haapr), dự án dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam (LIFE-GAP, năm 2013 đổi tên thành dự án VAAC-US.CDC), dự án Quỹ toàn cầu về phòng, chống HIV/AIDS (QTC). Từ các nguồn này, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (trước đây) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật hiện nay đã có trụ sở làm việc, đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng, diện tích khoa, phòng, đáp ứng chức năng, nhiệm vụ. Tại 10/10 huyện, thành phố được triển khai tương đối toàn diện các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS. TP Hòa Bình, các huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn đã mở phòng khám ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, các trung tâm y tế huyện để triển khai các dịch vụ điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS thuận tiện, hiệu quả cao.

Tính đến 31/5/2020, toàn tỉnh có 10 cơ sở điều trị và 11 cơ sở cấp phát thuốc Methadone cho 779/800 bệnh nhân (đạt 94,3% so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao), 5 cơ sở điều trị thuốc ARV cho 903 bệnh nhân HIV/AIDS. Bên cạnh đó, 3 phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được mở, hàng năm tư vấn xét nghiệm miễn phí cho khoảng gần 9.000 lượt người, để phát hiện các trường hợp nhiễm HIV đưa vào chương trình can thiệp và chăm sóc, điều trị. Chương trình dự phòng lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con mỗi năm điều trị dự phòng cho khoảng từ 5 - 8 phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ.

Từ năm 2010 đến nay, số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện có xu hướng giảm so với từ năm 2009 trở về trước. Từ năm 2016, bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị thông qua BHYT. Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ BHYT từ 45% (năm 2016) tăng lên 98% (năm 2020). Đối tượng nhiễm HIV/AIDS vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm người nghiện chích ma túy. Thực tế cho thấy, việc triển khai chương trình điều trị Methadone cho người nghiện ma túy mang lại nhiều lợi ích: giảm tần xuất tiến tới ngừng sử dụng heroin trong nhóm người nghiện chích ma túy, góp phần phòng, chống ma túy; cải thiện về sức khỏe, giảm tình trạng lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện chích ma túy; góp phần giúp tình hình ANTT được cải thiện.

Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai thường xuyên, bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú. Mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn. Việc quản lý, theo dõi bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS chặt chẽ. Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh ngày càng tích cực, chủ động đã mang lại kết quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đa số người dân, nhất là đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS hiểu đúng, biết cách phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; vấn đề kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS giảm dần; Nhân dân hưởng ứng, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS. Tỷ lệ nhiễm HIV của tỉnh được kiềm chế ở mức 0,2% (mục tiêu chung của toàn quốc là dưới 0,3%); chương trình chăm sóc điều trị đã giúp người nhiễm HIV kéo dài cuộc sống. Số bệnh nhân tử vong do AIDS đã giảm rõ rệt.


V.H

Các tin khác


Giao lưu truyền thông chủ đề “An toàn cho Phụ nữ và Trẻ em” bằng hình thức sân khấu hóa góp phần phòng chống bạo lực giới

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch hoạt động của Dự án "Tăng cường vai trò của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Hòa Bình trong phòng, chống bạo lực giới”, đặc biệt là thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả chất lượng và đổi mới nội dung phương thức hoạt động trong công tác tuyên truyền, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các nội dung giao lưu truyền thông chủ đề "An toàn cho phụ nữ và trẻ em” bằng hình thức sân khấu hóa hấp dẫn, lôi cuốn và hiệu quả.

Báo Hòa Bình tặng 25.000 khẩu trang y tế phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 18/8, Báo Hòa Bình phối hợp với Công an huyện Tân Lạc tổ chức trao tặng 25.000 khẩu trang và tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt phần mềm Bluezone - khẩu trang điện tử để phòng, chống dịch Covid-19. Tham dự lãnh đạo Báo Hòa Bình, UBND huyện Tân Lạc, Công an huyện Tân Lạc và ĐVTN hai đơn vị.  

“Hành trình về nguồn” và khánh thành công trình thanh niên tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa phối hợp cùng Tỉnh Đoàn, Huyện đoàn Lạc Sơn tổ chức chương trình "Hành trình về nguồn” và lễ khánh thành, bàn giao công trình thanh niên "Cầu dân sinh” và "Đường giao thông nông thôn” tại huyện Lạc Sơn. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Bộ KH&CN, Tỉnh Đoàn, cùng đại diện các đơn vị đồng hành.

Tập huấn “Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, giai đoạn III”

(HBĐT) - Ngày 17/8, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh khai mạc lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực ứng phó khẩn cấp cho Hội CTĐ Việt Nam, giai đoạn III” do cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Tham gia lớp tập huấn có 15 học viên là thành viên của Nhóm truyền thông trong tình huống khẩn cấp.

Huyện Đà Bắc: Quan tâm thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

(HBĐT) - Đà Bắc có số xã, thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhiều nhất tỉnh. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính cùng chung sống, trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 45%, dân tộc Mường trên 30%, dân tộc Dao gần 14%, dân tộc Kinh khoảng 10%, dân tộc Thái 0,34% và một số ít dân tộc khác. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền huyện coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả.

Số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố

(HBĐT) - Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND, ngày 23/7/ 2020 quy định về số lượng, chức danh, chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố. Theo đó:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục