(HBĐT) - Ngày 11/11, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tổ chức hội thảo cung cấp thông tin định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam.
Toàn cảnh hội thảo.
Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 của BCH T.Ư khóa VII và các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, công tác DS-KHHGĐ đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển KT-XH của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế sớm hơn 10 năm so với mục tiêu nghị quyết đề ra và tiếp tục duy trì đến nay. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi, tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong ở bà mẹ, trẻ em giảm mạnh.
Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Mức sinh giữa các vùng, miền chênh lệch đáng kể, trong đó, 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao; 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; 9 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng; chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Chỉ số phát triển con người (HDI) thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em cao. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp hơn so với nhiều nước. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người…
Tại hội thảo, Tổng cục DS - KHHGĐ cung cấp các thông tin về tổng quan công tác dân số Việt Nam; định hướng về điều chỉnh mức sinh và nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ thời gian tới; định hướng trong lĩnh vực cơ cấu, chất lượng dân số. Qua đó, giúp phóng viên, cộng tác viên, cán bộ truyền thông nắm bắt kịp thời những định hướng mới của chương trình dân số Việt Nam, góp phần đảm bảo tuyên truyền, đưa tin chính xác, tạo sự thống nhất trong truyền thông về công tác dân số từ T.Ư đến địa phương.
Hồng Ngọc
(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” do Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Tân Lạc phát động đã trở thành cầu nối để các cấp chính quyền, tổ chức, nhà hảo tâm chung tay chăm lo đời sống vật chất, tinh thần những người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn trên địa bàn.
(HBĐT) - Bãi tập kết rác thải xã Đông Bắc (Kim Bôi) hoạt động đến nay được gần 6 năm. Để có thể xây dựng bãi rác này, năm 2014, 3 hộ dân trong xã tình nguyện hiến đất. Đến nay, đã hơn 6 năm trôi qua, các hộ tình nguyện hiến đất vì cộng đồng vẫn mỏi mòn "ngóng” được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) đối với diện tích đất còn lại. Việc chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, hoạt động sản xuất của các hộ dân.
(HBĐT) - Kệch cỡm, phản cảm, đi ngược với giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục tại địa phương. Đó là cảm xúc chung của nhiều người dân ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) khi được chứng kiến một nhóm người mặc trang phục lính Ngụy của chế độ Việt Nam Cộng hòa đến dự một đám cưới diễn ra trên địa bàn vào sáng 7/11/2020.
(HBĐT) - Ngày 9/11, UBND thành phố Hòa Bình ban hành Thông báo số 191/TB-UBND về việc tạm dừng lưu thông qua cầu Hòa Bình 3.
(HBĐT) - Ngày 9/11, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) TP Hòa Bình đã tiếp nhận ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả mưa lũ từ MTTQ tỉnh.
(HBĐT) - Đợt mưa lũ kéo dài tại các tỉnh miền Trung gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, UB MTTQ tỉnh đã kịp thời ra Lời kêu gọi các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang, các tầng lớp Nhân dân, tổ chức tôn giáo, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân tích cực tham gia ủng hộ. Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh - Ban Cứu trợ tỉnh tiếp nhận mọi sự đóng góp để chuyển đến giúp đỡ đồng bào các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian nhanh nhất.