(HBĐT) - Những năm qua, từ nguồn vốn Chương trình 135, huyện Tân Lạc chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Đặc biệt, thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù, việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện công khai; người dân được tham gia giám sát, thực hiện công trình. Qua đó, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.


Xã Vân Sơn (Tân Lạc) phát triển diện tích trồng quýt đem lại hiệu quả kinh tế.

Vân Sơn là xã vùng cao của huyện có thế mạnh về trồng cây quýt, năm 2015, gia đình ông Bùi Văn Đương ở xóm Sôm được hỗ trợ trên 100 gốc cây quýt từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135. Với diện tích gần 1 ha đất của gia đình, ông tiếp tục cải tạo, cấy ghép cành trồng thêm quýt cổ, quýt ngọt, hiện gia đình ông có trên 300 gốc quýt đang cho thu hoạch... Cũng từ nguồn hỗ trợ sản xuất của Chương trình 135, hàng năm, gia đình ông được hỗ trợ về kỹ thuật, phân bón. 

Ông Hà Văn Huê, Chủ tịch UBND xã Vân Sơn cho biết: Các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước thật sự là đòn bẩy giúp địa phương và người dân phát triển kinh tế. Từ các nguồn vốn, xã được đầu tư xây dựng hệ thống điện, đường, trường, trạm khang trang, kiên cố, đời sống của bà con nâng lên rõ rệt. Nhờ chính sách hỗ trợ giảm nghèo, các hộ có ý thức vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Thực hiện chính sách dân tộc, thời gian qua, huyện Tân Lạc đã có nhiều giải pháp quyết liệt để triển khai sâu rộng các chính sách đến với người dân vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK dân chủ, công khai, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ huyện xuống các địa phương. Huyện có 9 xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020. Năm 2020, huyện được phân bổ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng Chương trình 135 gần 18 tỷ đồng, đầu tư xây dựng 28 công trình tại các xã vùng 135; duy tu, bảo dưỡng 44 công trình với số tiền 1.077 triệu đồng; thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 3.361 triệu đồng. Hướng dẫn UBND các xã thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế đặc thù là việc lựa chọn nhà thầu được thực hiện công khai; người dân được tham gia giám sát, thực hiện công trình. Đồng thời, huy động, lồng ghép tốt các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn, bản khó khăn. Ngoài ra, huyện quan tâm thực hiện tốt chế độ, chính sách, phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, giúp đồng bào dân tộc thiểu số có đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo, cải thiện đời sống, góp phần giữ vững ANCT - TTATXH trên địa bàn.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thông qua các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước đã giúp đồng bào nghèo vùng dân tộc trong huyện thoát nghèo nhanh, bền vững; trình độ dân trí, năng lực quản lý, điều hành của hệ thống chính trị các cấp, nhất là chính quyền cấp xã được nâng lên, tập quán, kỹ thuật sản xuất của đồng bào các dân tộc có sự chuyển biến tích cực. Đặc biệt, chính sách dân tộc còn là đòn bẩy, động lực để các địa phương và người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai thực hiệu quả các công trình, dự án theo nguyên tắc dân chủ, công khai, phát huy được hiệu quả đầu tư. Đồng thời, quản lý, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư.


Đinh Thắng


Các tin khác


Chính sách dân tộc - đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Hộ bà Quách Thị Hồng, ông Quách Văn Hin ở xóm Mến Bôi, xã Kim Lập (Kim Bôi) vừa đón mùa bí xanh bội thu cả về năng suất và giá cả. Như chia sẻ của ông Hin, nhờ đường nội đồng được bê tông hoá, không còn lo thất thoát, dập hỏng nông sản sau thu hoạch nông sản. Với giá bán bình quân 14.000 đồng/kg, có thời điểm bán được 22.000 đồng/kg, gia đình ông thu gần 300 triệu đồng từ trồng bí.

Liên đoàn Lao động tỉnh tiếp tục chăm lo tốt hơn nữa đời sống cho đoàn viên, người lao động

(HBĐT) - Ngày 14/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Ban Chấp hành Đoàn Khối các cơ quan tỉnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021

(HBĐT) - Chiều 14/1, BCH Đoàn Khối các cơ quan (CCQ) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2021; phát động đợt thi đua chào mừng Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2021). Tham dự có lãnh đạo Đảng ủy Khối CCQ tỉnh, Tỉnh Đoàn và đại diện các cơ sở Đoàn trực thuộc.

Triển khai hoạt động bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi năm 2021

(HBĐT) - Ngày 14/1, Hội Bảo trợ người tàn tật (NTT) và trẻ mồ côi (TMC) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động công tác hội năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. 

Xã Hiền Lương: Thực hiện quy chế dân chủ thực chất, hiệu quả

(HBĐT) - Với phương châm "dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hiền Lương (Đà Bắc) xác định công khai, minh bạch là "chìa khóa” thực hiện dân chủ ở cơ sở. Nội dung công khai ngoài tập trung vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chính sách an sinh xã hội, kế hoạch phát triển KT-XH, địa phương còn thực hiện công khai trong huy động vốn làm đường giao thông, huy động, sử dụng các loại quỹ như: đền ơn - đáp nghĩa, vì người nghèo...

Hội LHPN tỉnh và LienVietPostBank ký kết thỏa thuận hợp tác 

(HBĐT) - Chiều 13/1, Hội LHPN tỉnh, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt Hoà Bình (LienVietPostBank) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về việc "cho vay vốn thông qua tổ liên kết”, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 9/6/2015 của Chính phủ. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục