(HBĐT) - Việc lưu thông qua những chiếc cầu tạm từ lâu đã trở thành nỗi trăn trở đối với người dân xã Văn Sơn (Lạc Sơn). Trong những năm gần đây, đã có 2 người thiệt mạng khi di chuyển qua cầu trong mùa nước lũ. Thực trạng đáng báo động trên đã, đang đe dọa đến tính mạng người dân trong mùa mưa bão, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh, khó khăn trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa và cản trở thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Cầu tạm do Nhân dân xây dựng tại xóm Rộc Khửm, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) hiện xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông qua cầu. 

Khảo sát thực tế tại xóm Rộc Khửm, khu vực có chiếc cầu tạm được Nhân dân bắc qua suối Bai Chu để phục vụ nhu cầu sản xuất, đi lại hàng ngày từ trước năm 2010. Cầu tạm có chiều dài khoảng 15 m, rộng chừng 3 m, chiều cao từ mặt cầu xuống mặt nước khoảng 2 m. Dọc phía thân cầu không có lan can và biển cảnh báo tại hai đầu cầu. Qua tìm hiểu được biết, tại khu vực cầu tạm bắc qua suối Bai Chu vào mùa mưa thường xuyên bị nước lũ dâng cao tràn qua, dẫn đến tình trạng người và phương tiện không thể lưu thông qua cầu. Ông Bùi Văn Rẩm, xóm Rộc Khửm cho biết: "Với địa hình trũng thấp, vào mùa mưa, nước lũ đổ dồn từ đập Khang Trào về khiến mực nước suối Chu dâng cao, dòng nước chảy xiết tràn qua mặt cầu. Để đảm bảo an toàn, Ban quản lý xóm đã phối hợp lực lượng công an trực chốt tại hai đầu cầu, nghiêm cấm người và phương tiện di chuyển qua cầu. Ngoài ra, cầu tạm được xây dựng từ nguồn lực Nhân dân đóng góp nên không đảm bảo kỹ thuật, thực tế đã xuống cấp trầm trọng”.

Thực trạng trên cũng diễn ra tại xóm Mận Bùi với những chiếc biển báo "cầu yếu” tại hai đầu cầu Bai Chấu. Được Nhân dân xây dựng từ trước những năm 2000, cầu Bai Chấu hiện đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn khi các phương tiện trọng tải lớn lưu thông. Các hộ dân sinh sống tại khu vực này mong muốn Nhà nước hỗ trợ nguồn lực để Nhân dân cùng đóng góp ngày công nâng cấp, xây dựng cầu mới.

Là xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng 135 của huyện Lạc Sơn, xã Văn Sơn có 1.064 hộ, 4.600 nhân khẩu, sinh sống tại 7 xóm. Địa bàn xã trải rộng, các tuyến đường giao thông huyết mạch bị chia cắt bởi 2 con suối Bai Chu và Bai Chấu. Do đó, vào mùa mưa, nước lũ đổ về dẫn đến tình trạng các cung đường giao thông đi trung tâm xã và quốc lộ 12B bị tê liệt. Để đảm bảo việc thuận lợi cho người dân di chuyển, lưu thông hàng hóa trong mùa lũ, Ban quản lý các xóm đã huy động kinh phí, đóng góp ngày công để xây dựng 4 chiếc cầu tạm phục vụ nhu cầu dân sinh. Tuy nhiên hiện đã xuống cấp trầm trọng, không đảm bảo an toàn khi lưu thông qua cầu, đặc biệt trong thời điểm mưa lũ cao điểm.

Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã đã chỉ đạo ban, ngành, đoàn thể và Ban quản lý các xóm tăng cường công tác tuyên truyền người dân nâng cao cảnh giác khi lưu thông qua cầu, nhất là vào mùa mưa cao điểm. Phân công các lực lượng chủ động phối hợp thành lập chốt chặn tại các điểm cầu, ngầm dân sinh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn. Tổ chức trực 24/24h trong thời điểm nước lũ dâng cao để kịp thời giải quyết các sự cố bất ngờ. Tuyệt đối không cho người và phương tiện lưu thông qua cầu khi mưa bão xảy ra.

Đồng chí Bùi Văn Nên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Sau khi nhận được kiến nghị, phản ánh của người dân về thực trạng xuống cấp, hư hỏng của những chiếc cầu tạm trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền xã đã kịp thời rà soát, nắm tình hình tại cơ sở. Trong giai đoạn 2021-2025, xã đã kiến nghị UBND huyện hỗ trợ kinh phí xây dựng 3 chiếc cầu tại các xóm Rộc Khửm, Mận Bùi, Răng Thiển. Đồng thời, tuyên truyền Nhân dân đóng góp ngày công lao động, nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hiệu quả các công trình hạ tầng giao thông. Qua đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng đi lại, vận chuyển, lưu thông hàng hóa trong mùa mưa bão, đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Đức Anh

Các tin khác


Khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp căn cước công dân

(HBĐT) - Ngày 25/2, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến khai trương hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (CSDLQGVDC) và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân (CCCD). Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Tại điểm cầu tỉnh có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Giải cứu nông sản, ấm lòng người dân vùng dịch Hải Dương

(HBĐT) - Từ đầu tháng 2, tỉnh Hải Dương trở thành tâm dịch của đợt bùng phát dịch Covid-19 đầu năm 2021. Là vựa nông sản lớn ở miền Bắc, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, người nông dân và thương lái ở tỉnh Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn khi rau, quả, vật nuôi khó tiêu thụ  do tình trạng lưu thông bị tắc nghẽn.

Thành phố Hòa Bình: Thiết thực hoạt động chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi

(HBĐT) - Sau khi tiến hành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội Người cao tuổi (NCT) TP Hòa Bình có tổng số 19 Hội cơ sở, 211 chi hội, 404 tổ hội, với 17.677 hội viên. 

Huyện Đà Bắc: Chính sách an sinh xã hội góp phần ổn định đời sống Nhân dân

(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Đà Bắc luôn quan tâm, chú trọng công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân. Huyện đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển KT-XH, trong đó quan tâm đến các mô hình sinh kế để giúp hộ nghèo ổn định đời sống. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục