(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Đà Bắc luôn quan tâm, chú trọng công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống Nhân dân. Huyện đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để phát triển KT-XH, trong đó quan tâm đến các mô hình sinh kế để giúp hộ nghèo ổn định đời sống.
Nhằm giúp hộ dân phát triển sản xuất, hội Nông dân huyện Đà Bắc đã phối hợp hỗ trợ tín chấp mua máy nông cụ cho các hộ nông dân xã Tú Lý.
Trước đây, gia đình ông Bùi Văn Luân, xóm Tham, xã Vầy Nưa là một trong những hộ kinh tế khó khăn của xóm. Từ năm 2018, sau khi được tập huấn nghề nuôi trồng thủy sản, tận dụng diện tích mặt nước sông Đà, ông Luân phát triển mô hình nuôi cá lồng, kết hợp trồng trọt, chăn nuôi lợn. Mô hình thực hiện hiệu quả, ông Luân trở thành một trong những hộ làm kinh tế tiêu biểu của xã Vầy Nưa.
Hộ ông Luân là một trong nhiều hộ tại xã Vầy Nưa cũng như huyện Đà Bắc đã ổn định cuộc sống nhờ chính sách về đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm do UBND huyện Đà Bắc triển khai thực hiện. Theo đồng chí Bùi Thanh Hải, Phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện, từ nguồn quỹ cho vay giải quyết việc làm cùng với công tác đào tạo nghề, đã giúp nhiều hộ nghèo, gia đình khó khăn trên địa bàn huyện có thu nhập ổn định. Năm 2020, Trung tâm GDNN-GDTX, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã tổ chức 33 lớp cho 1.910 học viên được đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi gia súc, gia cầm, bảo vệ thực vật...; nguồn quỹ cho vay giải quyết việc làm cho 57 hộ vay vốn, tổng số tiền 1.484 triệu đồng.
Cùng với đào tạo nghề, công tác xóa đói, giảm nghèo được huyện đặc biệt quan tâm. Đồng chí Bùi Thanh Hải, Phó trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Điểm nổi bật trong công tác giảm nghèo của huyện trong những năm qua là bên cạnh các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, huyện đã tranh thủ huy động các nguồn lực để chăm lo cho người nghèo, đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án sao cho có thể phát huy được tiềm năng, lợi thế của huyện. Tính đến thời điểm này, huyện đã thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế với 13 chương trình hỗ trợ, tổng kinh phí 2.240 triệu đồng. UBND huyện cũng đã ban hành quyết định phân bổ 3.360 triệu đồng hỗ trợ 22 mô hình giảm nghèo do UBND xã làm chủ đầu tư. Đặc biệt trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng, không có thu nhập, huyện đã hoàn thành việc chi trả hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo cho 29.503 đối tượng, tổng kinh phí hơn 22.127 triệu đồng. Ngoài ra, huyện đã giải ngân 2 tỷ đồng duy tu bảo dưỡng 82 công trình thuộc các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn.
Để tận dụng các nguồn lực chăm lo cho hộ nghèo, huyện tranh thủ nhiều dự án của các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trên địa bàn, từ đó giúp người dân tiếp cận được các nguồn vốn, hoạt động hỗ trợ, như trợ giúp phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bạo hành... và các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
Trong năm qua, huyện cũng đã làm tốt công tác chăm lo cho các đối tượng bảo trợ. Hiện, trên địa bàn huyện có 1.838 đối tượng bảo trợ, trong đó có 952 người khuyết tật, 81 đối tượng thuộc hộ có người khuyết tật đặc biệt nặng, 13 trẻ mồ côi, 60 đối tượng đơn thân nuôi con thuộc diện hộ nghèo, 3 đối tượng nhiễm HIV - AIDS, 23 người cao tuổi cô đơn, 699 người cao tuổi trên 80 tuổi và 7 đối tượng gia đình nhận nuôi trẻ mồ côi, bị bỏ rơi. Huyện đã lập danh sách trợ cấp mới cho 148 đối tượng thuộc diện bảo trợ; chi trả trợ cấp xã hội cho 1.712 người, tổng số tiền hơn 2.562 triệu đồng. Các hoạt động trợ cấp kịp thời giúp hộ nghèo, đối tượng hoàn cảnh khó khăn trang trải, ổn định cuộc sống.
Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, với phương châm không ai bị bỏ lại phía sau, UBND huyện phối hợp các nhà hảo tâm trao hàng nghìn suất quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách và đối tượng bảo trợ xã hội. Từ nguồn hỗ trợ Quỹ Vì người nghèo, huyện phân bổ 171 suất quà Tết cho hộ nghèo các xã: Trung Thành, Đồng Ruộng, Tân Minh, Đoàn Kết, Yên Hòa, Tiền Phong, Vầy Nưa, Tú Lý và thị trấn Đà Bắc. Ngoài ra, LĐLĐ, Hội CTĐ, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ huyện... cũng tặng nhiều suất quà cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đ.H
(HBĐT) - Thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, nói chuyện chuyên đề, sân khấu hóa và các cuộc thi tìm hiểu về tiền hôn nhân cho nam, nữ thanh niên, công tác phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới... các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã đẩy mạnh truyền thông, góp phần nâng cao nhận thức về giáo dục tiền hôn nhân cho nam, nữ thanh niên, trách nhiệm xây dựng gia đình trẻ no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Mặc dù được các thầy thuốc và gia đình, học trò cứu chữa, nhưng do tuổi cao sức yếu GS, TSKH Nguyễn Tài Thu đã tạ thế lúc 4 giờ 50 phút ngày 14-2-2021. Cả cuộc đời tận tâm cống hiến, GS, TSKH Nguyễn Tài Thu đã để lại một di sản lớn cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân bằng phương pháp châm cứu kết hợp sâu sắc hai nền y học cổ truyền và hiện đại. Ông là người thầy thuốc nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh.
(HBĐT) - Đã hơn một năm trôi qua, ở khu tái định cư (TĐC) Đồng Xe thuộc xóm Đá, xã Yên Phú (Lạc Sơn) từng ngày đổi khác. Những ngôi nhà khang trang được quy hoạch xây dựng thành từng khu nhà sàn, nhà xây cao tầng mọc lên, người dân sắm sửa đồ dùng, trang thiết bị mới trong nhà. Tất cả cho thấy xuân đang về trong niềm vui cuộc sống mới của người dân nơi đây.
(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, trong tháng 1, có 74 người nước ngoài đến du lịch, làm việc tại các địa phương trong toàn tỉnh.
(HBĐT) - Thực hiện Luật An toàn thực phẩm (ATTP) và Chỉ thị số 13/CT-TTg, ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước (QLNN) về ATTP, những năm qua, các cơ quan chức năng QLNN về ATTP trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố, kiện toàn. Ban Chỉ đạo ATTP các cấp thực hiện tốt việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chương trình về ATTP. Công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành lĩnh vực ATTP được quan tâm. Qua đó phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm về vệ sinh ATTP.
(HBĐT) - Là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh, song, những năm gần đây, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đã có sự chuyển mình đáng kể trong phát triển KT-XH, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện rõ nét. Có được kết quả này là do Đảng ủy, chính quyền xã đã lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đồng thời, xã thực hiện hiệu quả việc lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án, chính sách dân tộc để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ đời sống Nhân dân và hỗ trợ bà con phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.