(HBĐT) - Kim Bôi và Đà Bắc là 2 huyện của tỉnh được thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Cùng với nguồn vốn Nhà nước, tỉnh tích cực huy động các nguồn vốn khác, triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ 2 huyện thoát nghèo.


Nhân dân xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) đầu tư nuôi cá lồng nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Trong giai đoạn 2014 - 2020, vốn ngân sách T.Ư hỗ trợ 286.733 triệu đồng thực hiện Nghị quyết số 30a cho 2 huyện. Ngân sách địa phương bố trí 21.205 triệu đồng, trong đó, huyện Kim Bôi 14.805 triệu đồng, huyện Đà Bắc 7.400 triệu đồng. Đồng thời, huy động nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án, gồm: Quỹ Vì người nghèo (giai đoạn 2009 - 2020) 191.884 triệu đồn; dự án ChildFund, dự án SEQAP, hỗ trợ của Chính phủ Ai len; vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ; lồng ghép với chương trình nông thôn mới và vốn huy động từ Nhân dân.

Từ nguồn vốn trên đã thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong giai đoạn 2016 - 2020 được phân bổ 23.664 triệu đồng, đã xây dựng được 65 mô hình với 2.066 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo tham gia. Hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với nguồn vốn 1,2 tỷ đồng; tổ chức 15 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cấp xã, 15 buổi tuyên truyền về xuất khẩu lao động tại các xã, tư vấn trực tiếp cho 56 lao động. Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho 26 lao động xuất cảnh đi lao động ở nước ngoài.

Thực hiện chính sách tăng cường cán bộ, trí thức trẻ cho các huyện nghèo, huyện Kim Bôi đã thực hiện luân chuyển, tăng cường 6 cán bộ, trí thức trẻ từ huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các xã nghèo. Tuyển chọn 16 trí thức trẻ tăng cường về làm việc tại UBND xã. Huyện Đà Bắc luân chuyển 4 công chức, viên chức từ huyện về xã đảm nhận cương vị lãnh đạo chủ chốt; tuyển chọn, bố trí 16 trí thức trẻ ưu tú tăng cường cho các xã vùng đặc biệt khó khăn.

Trong giai đoạn 2014 - 2020, đã đầu tư 14 công trình trên địa bàn huyện Kim Bôi, tổng trị giá trên 115 tỷ đồng xây dựng 12 công trình cấp huyện, gồm: 2 trường học, 4 công trình thủy lợi, 5 công trình giao thông, 1 công trình nước sinh hoạt. Đầu tư 2 công trình cấp xã, tổng trị giá 13,9 tỷ đồng xây dựng công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đối với huyện Đà Bắc, đã đầu tư 55 công trình, tổng trị giá 174 tỷ đồng, gồm: 26 công trình cấp huyện, 29 công trình cấp xã. Các công trình khi hoàn thành, đưa vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy KT-XH địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân.

Bên cạnh đó, các chính sách khác được triển khai thực hiện nghiêm túc. Trong giai đoạn tại 2 huyện có trên 7.000 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH, hỗ trợ 488 hộ nghèo làm nhà ở từ nguồn Quỹ Vì người nghèo và các nguồn huy động khác; 100% người thuộc diện được cấp thẻ BHYT miễn phí; trợ giúp pháp lý miễn phí cho 2.289 trường hợp; hỗ trợ tiền điện cho 157.140 lượt hộ nghèo, hộ chính sách, kinh phí thực hiện trên 45.146 triệu đồng.

Việc triển khai đồng bộ các chính sách đã góp phần tích cực vào lộ trình giảm nghèo của 2 huyện. Tại huyện Kim Bôi, năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo là 27,2%, đến cuối năm 2020 là 9,62%. Tại huyện Đà Bắc, năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo là 31%, cuối năm 2020 là 24,37%. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện Kim Bôi đạt khoảng 35 triệu đồng/năm, huyện Đà Bắc đạt khoảng 30 triệu đồng/năm. Hạ tầng cơ sở được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, các công trình thiết yếu cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân, diện mạo nông thôn đổi thay tích cực.


V.H

Các tin khác


"Cởi trói" cho xóm nghèo từ đề án đặc thù

(HBĐT) - "Từ khi có đường giao thông thuận lợi và điện lưới quốc gia, tôi thấy khỏe ra, làm kinh tế cũng "bon" hơn. Mấy năm qua, đời sống của bà con thay đổi nhiều lắm” - đó là chia sẻ đầy phấn khởi của ông Bùi Văn Vinh (66 tuổi), người dân xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn). Pheo chính là xóm bỗng trở nên "nổi tiếng” cách đây nửa thập kỷ bởi không đường, không điện. Nhưng từ cuối năm 2018 đến nay, Pheo đổi thay từng ngày, bộ mặt xóm nghèo nay đã khác xưa nhiều.

Phải triển khai nghiêm ngặt phòng, chống dịch COVID-19 tại các khu công nghiệp

Trong khi các nước láng giềng đang phải chống chọi với dịch COVID-19 bùng phát mạnh, thì khả năng dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam, lây lan ra cộng đồng, nhất là lây nhiễm cho công nhân các khu công nghiệp là rất lớn. Trong đợt dịch COVID-19 thứ 3 (dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu) tại Việt Nam, ổ dịch bùng phát tại khu công nghiệp Chí Linh, tỉnh Hải Dương với hơn 2.000 công nhân đang làm việc. Cả nước đã phải nỗ lực rất lớn, huy động tổng lực mới dập tắt được dịnh bệnh. Để đối phó với nguy cơ đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 tại Việt Nam, ngoài việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh ở cộng đồng, cần đặc biệt chú trọng công tác phòng, chống dịch trong CNLĐ, bảo vệ sản xuất, bảo vệ NLĐ, quyết không để dịch COVID-19 bùng phát trong khu công nghiệp.

Triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021

(HBĐT) - Ngày 26/4, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động tỉnh (ATVSLĐ) đã tổ chức hội nghị triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021.

"Cởi trói" cho xóm nghèo từ đề án đặc thù

(HBĐT) - Từng là những nơi sơn cùng, thủy tận, 36 xóm khó khăn nhất của tỉnh đã từng bước thoát khỏi đói nghèo với "tấm áo mới” đầy hy vọng. Kết quả sẽ khó có được nếu không có "đòn bẩy” thiết thực từ Đề án hỗ trợ 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh (Đề án 36), được ban hành cách đây hơn nửa thập kỷ.

Bài 1 - Đề án đặc thù cho xóm đặc thù

Tham gia trên 26.500 ngày công xây dựng các công trình nông thôn mới

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện phong trào "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh đã thực hiện nhiều việc làm thiết thực.

Trợ cấp bình quân hơn 2 triệu đồng/chiến sỹ

(HBĐT) - Quý I/2021, LLVT tỉnh duy trì nghiêm lượng vật chất sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm tốt hậu cần cho các nhiệm vụ. Tổ chức giao chỉ tiêu tăng gia sản xuất, giao hạn mức xăng dầu năm 2021; tiếp nhận, cấp phát quân trang tân binh nhập ngũ năm 2021 cho các đơn vị; bảo đảm đúng, đủ, kịp thời chế độ, tiêu chuẩn cho cán bộ, chiến sỹ theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục