(HBĐT) - Mỗi ngày, bình quân có đến trăm lượt xe tải hạng nặng chở gạch và vật liệu xây dựng (VLXD) chạy qua khiến hơn 12 km đường liên xã tại xã Cao Sơn (Lương Sơn) xuống cấp nghiêm trọng. Tình trạng "đường nhựa như đường đất” đã tồn tại nhiều năm nay, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân, khiến người dân vô cùng bức xúc.

 


Xe tải nặng chở vật liệu xây dựng càng làm cho con đường xuống cấp.  Ảnh chụp tại tuyến đường Đầm Đa - Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn).

Là công nhân tại khu công nghiệp Lương Sơn, hằng ngày, anh Bùi Văn Vương phải đi qua đoạn đường từ xóm Vai Đào qua xóm Đầm Đa để đến nơi làm việc. Ngày nắng cũng như ngày mưa, mỗi lần đi qua đây là một lần chật vật. Bởi trời nắng thì bụi mịt mù, ngày mưa sình lầy, trơn trượt. Đã không ít lần do đường quá trơn, không làm chủ được tay lái khiến cả người và xe ngã xuống vũng nước bẩn.  

Cũng như anh Vương, chị Bùi Thị Dung, xóm Hui chia sẻ: Đã 4 năm nay, mỗi ngày, tôi phải vượt qua quãng đường 12 km đến công ty làm việc. Mỗi lần mưa xuống đường trơn là bị ngã, mỗi năm phải đến 6 - 7 lần ngã xe. Có quần áo, giày dép đẹp không dám mặc vì đi đường bùn bắn bẩn hết. Nhà ở ngay mặt đường, hiên nhà thường xuyên không thấy rõ hoa văn gạch lát nền vì mới buổi sáng lau sạch sẽ, buổi chiều bụi đất đã phủ vàng. Nhiều khi chán chẳng buồn lau.

Cùng cán bộ địa chính xã, chúng tôi có mặt tại đoạn đường được người dân phản ánh. Chỉ đứng khoảng 30 phút nhưng đếm sơ qua đã có gần chục lượt xe tải lớn, nhỏ đi qua. Mỗi lần xe qua, người và xe máy đi đường đều phải dừng lại, tránh sát mép đường hết mức có thể nếu không muốn bùn bẩn bắn lên người từ những vũng nước còn đọng lại sau trận mưa. Theo quan sát, những chiếc xe tải hạng nặng nối đuôi nhau đi từng đoạn một, luồn lách qua những ổ gà, ổ voi, trên xe chở đầy gạch, gạch vụn, đá dăm từ các nhà máy sản xuất tại xã Tân Vinh và Cao Sơn để phục vụ cho hoạt động xây dựng trên địa bàn huyện Lương Sơn. Điều đáng nói, hầu hết những chiếc xe đó đều không phủ bạt, để mặc cát, đá dăm, thậm chí thi thoảng có vài viên gạch vỡ rơi tự do xuống đường. 

Theo đồng chí Bùi Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn: Đoạn đường được thi công từ năm 2005, kết thúc năm 2012 với tổng chiều dài 8 km, nối 2 xóm Đầm Đa và Vai Đào của xã. Sau khi xây dựng xong, mặc dù đã đưa vào sử dụng, bà con đi lại một thời gian dài nhưng vẫn chưa bàn giao do một số hạng mục chưa đạt yêu cầu. Kể từ khi có các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLXD đến đứng chân trên địa bàn, xe trọng tải lớn đi qua hằng ngày khiến con đường ngày càng xuống cấp. 
Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, để dẫn đến tình trạng này có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chính đến từ việc chất lượng thi công kém và thiết kế đường không phù hợp quy hoạch vùng. Cụ thể, đường được thiết kế thi công theo tiêu chuẩn đường liên xã, tải trọng chỉ chịu được xe tải nhỏ và xe công nông. Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn 2 xóm Hui và Suối Cỏ có 4 đơn vị sản xuất và cung ứng VLXD thường xuyên vận chuyển hàng hóa bằng xe trọng tải lớn. Trung bình mỗi ngày có hàng chục lượt xe rơ mooc chạy qua, mỗi lượt xe chở 26 kiêu gạch, nặng 2,7 - 3 tấn, như vậy, trọng tải xe lên tới 70 tấn. Ngoài ra, theo nhiều người dân sinh sống gần đoạn đường cho biết, đường đã có dấu hiệu hư hỏng, bong tróc từng đoạn sau khi hoàn thành được 2 năm. Bên cạnh đó, ý thức một số hộ dân sinh sống dọc tuyến đường chưa cao, còn tình trạng cống rãnh bị tắc nghẽn dẫn đến nước không thoát được vào mùa mưa, gây ứ đọng, ngập úng. 

Hiện tại, việc sử dụng tuyến đường ngoài hàng trăm hộ dân thuộc các xóm Đầm Đa, Suối Cỏ, Hui còn là đường đi lại thường xuyên của trên 2.000 công nhân trên địa bàn xã làm việc tại các công ty, xí nghiệp tại khu công nghiệp Lương Sơn. Người lớn đi làm, học sinh đi học qua con đường này là muôn nỗi khó khăn. "Có những hôm trời mưa to, nước ứ đọng, tụi trẻ phải gửi xe đạp ở nhà người quen rồi đi bộ về hay gọi bố mẹ ra đón. Những khi có việc cần, gọi xe ôm hay taxi họ còn không dám nhận vì đường quá lầy lội” - anh Bùi Văn Ba, Trưởng xóm Đầm Đa chia sẻ.

Qua tìm hiểu, cuối năm 2020, xã đã huy động nguồn lực xã hội hóa, kêu gọi bà con quyên góp được hơn 100 triệu đồng để khơi thông cống rãnh hai bên đường, đồng thời rải bây, lu lèn, nâng cao đường để bà con đi lại dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chỉ đến đầu năm nay, đâu lại vào đó.

Ngoài tuyến đường Vai Đào - Đầm Đa, đoạn đường từ xóm Cột Bài - xóm Chanh cũng bị xuống cấp do xe chở gạch và cây lâm nghiệp thường xuyên chạy qua. Khó có thể nói hết những vất vả của người dân khi phải chịu đựng tình trạng này trong nhiều năm. Bà con đã không ít lần kiến nghị lên chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ngân sách có hạn, xã chỉ có thể khắc phục tình trạng trước mắt là sửa chữa lại để bà con đỡ vất vả. Còn về lâu dài, vẫn cần sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành chức năng. Niềm mong mỏi lớn nhất của chính quyền và Nhân dân xã Cao Sơn là có một con đường đủ sạch, an toàn phục vụ nhu cầu đi lại và tạo điều kiện cho phát triển KT-XH của địa phương. 


Khánh Linh (TTV)

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục