(HBĐT) - Nhận định, một trong những rào cản lớn nhất trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo chính là hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn. Những năm qua, huyện Đà Bắc huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông ngày một thông thoáng, kiên cố hơn. Coi đó là giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao thu nhập cho Nhân dân.


Hiện nay, trên địa bàn huyện Đà Bắc đang thi công nhiều tuyến đường quan trọng, khi hoàn thành sẽ trở thành động lực để thúc đẩy KT-XH phát triển. Ảnh chụp tại xã Cao Sơn. 

Đà Bắc là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh (gần 778 km2), dân số trên 55 nghìn người. Cả huyện chỉ có 1 tuyến đường tỉnh (tỉnh lộ 433) chạy qua 8/17 xã, thị trấn. Đây là tuyến đường huyết mạch chạy dọc từ đầu huyện đến cuối huyện, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, giao thương hàng hóa của người dân ở huyện vùng cao này. Tuy nhiên, với địa hình chủ yếu là đồi, núi nên tuyến đường này cũng như hệ thống giao thông trên địa bàn huyện khá quanh co, đèo dốc, tỷ lệ cứng hoá mặt đường còn thấp. Cùng với đó, nhiều cống, ngầm và các công trình thoát nước, kè chống sụt lở thường xuyên bị sự phá huỷ bởi thiên tai hay hư hỏng do địa hình đồi núi, địa chất không ổn định. Từ đó, việc giao thương, đi lại của Nhân dân trong huyện rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ. 

Đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Những năm qua, công tác đầu tư, xây dựng phát triển giao thông nông thôn luôn được huyện quan tâm chú trọng. Hàng năm, Đà Bắc đều bố trí nguồn ngân sách huyện và các nguồn vốn từ các chương trình, dự án như: Chương trình 135, Chương trình xây dựng NTM, Đề án cứng hóa đường giao thông nông thôn, Chương trình 30a, ngân sách tỉnh để sửa chữa các tuyến đường huyện và đường xã. Từ năm 2017 - 2021, tổng các nguồn lực để thực hiện tiêu chí về đường giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM) đạt trên 1.205 tỷ đồng. Hiện nay, toàn huyện có 1.268,5 km đường bộ, gồm: 162,6 km đường huyện, 127,2 km đường xã, hơn 434 km đường trục thôn, xóm, trên 301 km đường ngõ, 209,3 km đường khu sản xuất, nội đồng và gần 34 km đường đô thị. 

Những năm gần đây, hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Đà Bắc đã có những sự chuyển biến tích cực. Trong đó, thông qua chương trình xây dựng NTM và các chương trình, dự án khác mà hệ thống đường giao thông ở các thôn, xóm, xã ngày càng được cứng hóa thuận lợi hơn. Như tuyến đường từ trung tâm huyện Đà Bắc đi các xã Hiền Lương, Vầy Nưa hiện đã và đang được mở rộng khá thuận lợi. Những năm trước, tuyến đường này khá nhỏ hẹp và thường xuyên bị trượt, sạt ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, tạo rào cản lớn đối với phát triển kinh tế, nhất là phát triển du lịch của bà con xã Hiền Lương, Tiền Phong. Hiện nay, tuyến đường này đang được mở rộng khá thuận lợi. "Đây là tuyến đường có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế của bà con các xã ven lòng hồ. Tuy nhiên, nhiều năm qua, đường đã xuống cấp, lại thường xuyên bị sạt lở. Với việc tuyến đường đang được đầu tư mở rộng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế ở các xã vùng lòng hồ phát triển” - Phó Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa Bàn Văn Khánh chia sẻ. 

Hạ tầng giao thông được coi là "xương sống” của nền kinh tế. Với xuất phát điểm là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, hạ tầng giao thông còn trắc trở, Đà Bắc xác định, việc huy động nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Theo đồng chí Lường Văn Thi, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc, trong năm 2022 và những năm tới, huyện sẽ triển khai nhiều công trình giao thông trọng điểm, quy mô lớn như đường thị trấn Đà Bắc - Thanh Sơn (Phú Thọ) có chiều dài 7,795 km, tiến độ thực hiện từ năm 2021-2024; đường từ thị trấn Đà Bắc đi xã Hiền Lương dài 8 km, tiến độ thực hiện sau điều chỉnh là từ 2016-2023; nâng cấp đường liên xã Vầy Nưa - Tiền Phong dài 25,6 km; đường trung tâm xã Đồng Chum đi xã Mường Chiềng dài 6,5 km; đường 433 đi xóm Đầm Phế, xã Mường Chiềng dài 9,5 km; nâng cấp tuyến đường liên xã Nánh Nghê dài 8,8 km... Đây là những tín hiệu đáng mừng cho hệ thống giao thông của huyện từng bước được hoàn thiện. Từ đó tạo điều kiện để huyện kết nối, giao thương với các vùng trong khu vực và cả nước, thúc đẩy phát triển KT-XH, nhanh chóng thoát nghèo.

Viết Đào

Các tin khác


Tặng nhà mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ khó khăn xã Hưng Thi

Hội LHPN huyện Lạc Thuỷ vừa phối hợp với Công ty cổ phần sữa Grand Nutrition bàn giao nhà mái ấm tình thương cho gia đình chị Bùi Thị Hậu, thôn Trâm, xã Hưng Thi là hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thuộc diện cần được hỗ trợ, giúp đỡ về nhà ở.

Đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân trong dịp nghỉ lễ

(HBĐT) - Kỳ nghỉ lễ kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay kéo dài 4 ngày. Theo cơ quan chức năng, dịp nghỉ lễ này sau thời gian dài đóng cửa do dịch Covid-19, nhu cầu đi lại của Nhân dân sẽ tăng mạnh.

Xây mới 69 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, từ nguồn Quỹ Vì người nghèo cấp tỉnh, UB MTTQ tỉnh đã phân bổ kinh phí xây mới 69 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tại các huyện, thành phố trong tỉnh; trung bình hỗ trợ 30 triệu đồng/nhà. Trong đó, TP Hòa Bình được phân bổ xây mới 10 nhà, huyện Mai Châu 3 nhà, Yên Thủy 9 nhà, Tân Lạc 10 nhà, Cao Phong 7 nhà, Kim Bôi 6 nhà, Lạc Sơn 15 nhà, Đà Bắc 9 nhà. Đồng thời, sửa chữa 2 nhà hộ nghèo tại huyện Đà Bắc. Tổng giá trị xây mới và sửa chữa nhà cho hộ nghèo trong tỉnh là 2,1 tỷ đồng.

Tăng cường phòng chống tai nạn, thương tích, phòng chống đuối nước trẻ em

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 552/UBND-KTTH về việc tăng cường công tác phòng chống tai nạn, thương tích (TN,TT), phòng chống đuối nước trẻ em.

Trường mầm non, tiểu học ngoài công lập ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được vay vốn ưu đãi

(HBĐT) - Ngày 27/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Theo đó, thời hạn cho vay tối đa 36 tháng, với lãi suất 3,3%/năm.

Những ký ức nghẹn lòng “Phía sau cuộc chiến”

(HBĐT) - Cùng đồng đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc từ năm 1971 đến khi quét sạch bóng quân thù giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), cựu chiến binh Nguyễn Xuân Chiến, nguyên Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh đã chắp bút ghi lại những dòng tự sự bằng thể loại thơ và văn xuôi. Năm 2019, ông xuất bản tập thơ, văn với tựa đề "Phía sau cuộc chiến” để góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục