"Khách hàng là thượng đế" là khẩu hiệu thường được sử dụng, nhưng thời gian qua, quyền lợi thực sự của khách hàng chưa được đảm bảo.

Trên thị trường hiện nay, hàng giả, hàng kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật… diễn biến ngày càng phức tạp khi thương mại điện tử gia tăng. Cần đổi mới ra sao, cả từ góc độ pháp lý và tổ chức thực thi để nâng cao chất lượng bảo vệ người tiêu dùng?

Dễ nhận thấy thời gian qua, tình trạng bán hàng giả, hàng nhái thường xuyên xuất hiện, hay trường hợp đặt mua hàng nhưng nhận được sản phẩm không như quảng cáo. Khi có nhu cầu đổi, trả hàng, nhiều người tiêu dùng bị từ chối hoặc kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại… Đó đều là những biểu hiện của việc quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm. Mặc dù luật pháp hiện hành đã quy định rất rõ các quyền cơ bản của người tiêu dùng, nhưng việc thực thi nó trong thực tế đạt hiệu quả còn rất hạn chế.

Trong thời gian qua, dù các cơ quan nhà nước đã rất nỗ lực trong công tác phòng chống nhưng vấn nạn hàng giả, hàng nhái và hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn đang diễn ra rất dai dẳng với nhiều thủ đoạn mới tinh vi, khó lường.

Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được thông qua và có hiệu lực từ năm 2010, tuy nhiên, phải thừa nhận thực tế là quyền của người tiêu dùng chưa được bảo vệ hiệu quả như kỳ vọng, còn bị xâm hại, tranh chấp tiêu dùng chưa được giải quyết thỏa đáng. Những khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng gửi tới Bộ Công thương tăng đáng kể trong thời gian qua.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2021, tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của cơ quan này đã tiếp nhận hơn 13.000 cuộc gọi phản ánh về quyền lợi người tiêu dùng, tăng 17,6% so với năm trước.

Bảo vệ quyền của người tiêu dùng - Ảnh 1.

Trong đó, tiếp nhận, tư vấn và hỗ trợ giải quyết cho gần 2.600 kiến nghị của người tiêu dùng qua gọi điện và gửi đơn. Gần 1.300 vụ việc được giải quyết qua đơn, thư phản ánh.

Các phản ánh, yêu cầu, kiến nghị, khiếu nại của người tiêu dùng tới Cục để yêu cầu được tư vấn, hỗ trợ giải quyết, thường tập trung vào các nhóm hành vi như Giao kết hợp đồng; Số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng; Bảo hành; Bảo vệ thông tin người tiêu dùng; Cung cấp thông tin; Quấy rối người tiêu dùng.

Trong kỳ họp quốc hội lần này, đã có gần 150 lượt đại biểu phát biểu ý kiến ở Tổ và 23 lượt ĐBQH phát biểu ý kiến tại Hội trường. Với đa số ý kiến tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật… Và cũng đã có những ý kiến đóng góp xung quanh các điểm sửa đổi của Luật lần này.

Làm sao để người tiêu dùng nắm vững được luật, để thực hiện và áp dụng. Các cơ quan quản lý nhà nước sẵn sàng vào cuộc khi có vấn đề cần xử lý? Mức xử phạt ra sao để đủ sức răn đe hơn? để những kẻ buôn gian bán lận chùn tay?

Bảo vệ quyền của người tiêu dùng - Ảnh 2.

Cùng trao đổi về thực trạng này với ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Theo VTV.vn



Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Phương án phân luồng sau lệnh cấm ô tô lên Đèo Cả

Trước sự cố hầm đường sắt Bãi Gió trên đường sắt Bắc - Nam, Khu Quản lý đường bộ III đã thông báo chi tiết phương án tổ chức phân luồng cho các phương tiện giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục