Trong năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra gần 20 vụ việc liên quan đến hoạt động tôn giáo trái quy định. Tuy nhiên, với sự vào cuộc tham mưu tích cực, hiệu quả của các cơ quan chức năng và đại diện các tổ chức tôn giáo đã giúp UBND tỉnh và UBND các huyện, thành phố giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật, không để những mâu thuẫn, vướng mắc, tồn tại gây ảnh hưởng đến tự do tôn giáo, hoạt động tôn giáo đúng quy định pháp luật của đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.


Cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương trao tặng xe đạp cho học sinh hoàn cảnh khó khăn ở Giáo xứ Mường Riệc, xã Mỹ Thành (Lạc Sơn) năm học 2023 - 2024.

Tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tôn giáo, gồm: Phật giáo, Công giáo và một số người theo các hệ pháp Tin lành; tổng số trên 48 nghìn tín đồ, chiếm khoảng 5,9% dân số toàn tỉnh. Các tôn giáo có mặt trên địa bàn 10/10 huyện, thành phố, 99/151 xã, phường, thị trấn. Đối với Phật giáo có trên 26 nghìn phật tử; có Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, 4 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo cấp huyện; theo thống kê, xác định của Sở Nội vụ, trên địa bàn tỉnh có 9 chùa. Hàng năm, các ngày lễ trọng của Phật giáo như lễ cầu Quốc thái dân an, lễ Thượng nguyên, lễ An cư kiết hạ, lễ Tự tứ, lễ Vu lan... được Giáo hội Phật giáo các cấp thông báo tới cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các cuộc hành lễ diễn ra đúng truyền thống, đúng nội dung, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Về Công giáo, trên địa bàn tỉnh có trên 21 nghìn tín đồ, gồm 8 giáo xứ; tín đồ Công giáo có ở 70 xã, phường, thị trấn thuộc 10/10 huyện, thành phố. Toàn tỉnh có 7 nhà thờ xứ, 6 nhà thờ họ. Các ngày lễ trọng của Giáo hội Công giáo hàng năm như: lễ Noel, lễ Phục sinh... Quá trình tổ chức các hoạt động tôn giáo đều tuân thủ, chấp hành đúng quy định pháp luật.

Về đạo Tin lành, toàn tỉnh có khoảng 100 người theo, ngoài ra có hơn 200 người bị ảnh hưởng. Những người theo đạo Tin lành thuộc nhiều hệ phái khác nhau, có 4 hệ phái đã được chấp thuận gồm: Phúc âm ngũ toàn, Tin lành Việt Nam - miền Bắc, Liên hữu Cơ đốc, Báp tít Việt Nam và các tổ chức chưa được chấp thuận như: Truyền giảng Phúc âm, Lời sự sống, Truyền giáo Phục hưng Việt Nam. Số tín đồ theo các hệ phái này còn ít, chưa đủ điều kiện để đăng ký sinh hoạt điểm, nhóm; chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để các tín đồ sinh hoạt tại gia.

Theo đồng chí Nguyễn Đình Tứ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, nhìn chung tín đồ các tổ chức tôn giáo tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành các quy định của địa phương. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, tuân thủ pháp luật. Những năm qua không có hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo nhằm mục đích chống phá chính quyền, kích động tập trung đông người gây mất an ninh trật tự, không có hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến tôn giáo.

Linh mục Nguyễn Trung Thoại, quản nhiệm Giáo xứ Hòa Bình cho biết: Đối với chính sách tự do tôn giáo của Nhà nước, chúng tôi căn cứ vào nghị định của Chính phủ, Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cao nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo theo đó sinh hoạt ổn định. Trong các hoạt động tôn giáo được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện.

Hướng đồng bào tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo”

Cùng với việc làm tốt công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho các tôn giáo được chấp thuận hoạt động theo đúng quy định, đúng pháp luật, thời gian qua, Ban Trị sự, Ban hành giáo các tôn giáo trên địa bàn tỉnh cũng làm tốt vài trò "tu tâm, hướng tập” cho các phật tử, hướng giáo dân sống "tốt đời, đẹp đạo”, "sống phúc âm trong lòng dân tộc”.  Theo Linh mục Nguyễn Trung Thoại, quản nhiệm Giáo xứ Hòa Bình, từ việc lan truyền những giáo lý hướng con người đến "chân, thiện, mỹ", chúng tôi đã định hướng mỗi giáo dân hướng đến những điều tốt đẹp, có những hành động đẹp. Được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện hoạt động tôn giáo tự do, đúng quy định của pháp luật, hơn 3.000 giáo dân Giáo xứ Hòa Bình yên tâm làm ăn và đi lễ nhà thờ. 

Ông Ngô Văn Nhân, giáo dân ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ: Trước kia chúng tôi cũng có nhà thờ nhưng bị giặc Pháp tàn phá từ năm 1947. Sinh hoạt của bà con giáo dân gặp rất nhiều khó khăn. Vào những ngày lễ trọng, giáo dân phải về quê hoặc đến các giáo xứ khác để làm lễ. Từ khi được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện xây dựng lại nhà thờ Hòa Bình chúng tôi rất phấn khởi. Mọi sinh hoat tôn giáo diễn ra thuận lợi. 

Theo đồng chí Nguyễn Đình Tứ, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, từ việc làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, nhìn chung chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh phấn khởi, tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết, chấp hành tốt các quy định tại địa phương. Đồng thời tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, không có tổ chức, cá nhân tôn giáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, cùng với các cấp chính quyền, các tổ chức tôn giáo, giáo dân tích cực tham gia đấu tranh, bài trừ những đối tượng có hành vi lợi dụng tôn giáo, truyền đạo trái phép; phối hợp cơ quan chức năng đấu tranh, tố giác tội phạm ngay từ cơ sở; tham gia đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, làm cho hoạt động tôn giáo ngày càng ổn định, hoạt động đúng pháp luật; kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước; không để xảy ra những vấn đề phức tạp về tôn giáo trên địa bàn tỉnh.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục