Thời gian qua, UBND huyện Kim Bôi đã nhiều lần đề nghị tỉnh, chủ đầu tư có hướng giải quyết vướng mắc phần diện tích nằm trong mốc hành lang an toàn giao thông dự án đường liên kết vùng, làm cơ sở để giải phóng mặt bằng (GPMB) và bố trí tái định cư (TĐC), ổn định cuộc sống người dân.


Xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) tập trung giải phóng mặt bằng dự án đường liên kết vùng qua địa bàn.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (Ban QLDA), dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) có chi phí dự phòng 227,44 tỷ đồng. Trong quá trình thi công đã thực hiện phụ lục hợp đồng điều chỉnh bổ sung phát sinh khối lượng khoảng 6,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, UBND tỉnh giao Ban QLDA nghiên cứu, bổ sung nút giao vuốt nối dự án với hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Phú, bổ sung thiết kế nút giao với đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cầu Hòa Bình 6, bổ sung nút giao tại km0+930 với đường 12B, tổng kinh phí thực hiện khoảng 139 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, kinh phí thực hiện các khối lượng phát sinh nêu trên khoảng 145,5 tỷ đồng. Chi phí GPMB bố trí cho đoạn 1 của dự án khoảng 693 tỷ đồng, phạm vi GPMB đến hết đất của đường bộ cho giai đoạn hoàn thiện. Đến nay, phương án GPMB được lập dự kiến khoảng 770 tỷ đồng (huyện Kim Bôi 280 tỷ đồng; huyện Lương Sơn 190 tỷ đồng; TP Hòa Bình 200 tỷ đồng; di chuyển hạ tầng kỹ thuật 100 tỷ đồng). Đã giải ngân khoảng 200 tỷ đồng. Chi phí dự phòng đến nay còn khoảng 4,94 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo của Ban QLDA, công tác rà soát, kiểm tra, tính toán 47 hộ có diện tích đất ở còn lại nằm trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ (HLATĐB), trường hợp thực hiện bồi thường và bố trí khu TĐC cho các hộ có diện tích đất còn lại khoảng 14.903,00 m2, với giá trị khoảng 89,42 tỷ đồng và chi phí khác (chi phí tái định cư khoảng 20 tỷ đồng), tổng là 109,42 tỷ đồng. 

Theo Ban QLDA, do nguồn kinh phí dự phòng của dự án chỉ còn khoảng 4,94 tỷ đồng, không đáp ứng được việc bồi thường GPMB và TĐC đối với các hộ dân có phần diện tích đất ở còn lại nằm trong phần đất quy hoạch HLATĐB. Trên cơ sở đó, Ban QLDA đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho phép các hộ dân có diện tích đất ở còn lại đáp ứng các tiêu chí tối thiểu đối với đất ở theo quy định hiện hành của tỉnh, được tiếp tục sử dụng với mục đích ban đầu. 

Kết quả rà soát 51 hộ dân còn lại đất ở sau khi thu hồi của Sở Giao thông Vận tải cho thấy: Có 10 trường hợp diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi nằm trong phạm vi HLATĐB của giai đoạn đầu tư hoàn thiện tuyến đường lớn hơn 50m2 (phù hợp quy định về diện tích đất TĐC tối thiểu được quy định tại khoản 1, Điều 18, Quyết định số 31, ngày 22/8/2024 của UBND tỉnh). Các trường hợp này được Ban QLDA, các bên liên quan kiểm tra, đánh giá việc tiếp tục sử dụng diện tích đất ở còn lại với mục đích sử dụng ban đầu mà không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông và đảm bảo an toàn đối với tính mạng, tài sản của hộ gia đình. Có 17 hộ dân nằm trong phạm vi quy hoạch đô thị Bo còn đất ở ngoài phạm vi thu hồi đất cho dự án. Tuy nhiên, đoạn tuyến này (khoảng km0 - km3+160) đã được chủ đầu tư dự án GPMB đến hết chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch. Do đó, phần diện tích đất ở còn lại của các hộ gia đình không chịu tác động của quản lý đất HLATĐB. Các hộ dân còn lại với hồ sơ tài liệu cung cấp, chưa đủ cơ sở để xem xét việc cho phép được sử dụng diện tích đất ở còn lại nằm trong phạm vi quy hoạch HLATĐB. 

Sở Giao thông Vận tải đề xuất, do tổng mức đầu tư dự án chưa đáp ứng cho công tác GPMB trong phạm vi HLATĐB, đề nghị UBND tỉnh chấp thuận để chủ đầu tư dự án chỉ GPMB đối với những vị trí đất trong HLATĐB có nguy cơ ảnh hưởng đến kết cấu công trình, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Đối với từng trường hợp cụ thể, đề nghị UBND tỉnh xem xét, chấp thuận cho phép sử dụng diện tích đất ở còn lại trong phạm vi HLATĐB theo mục đích sử dụng ban đầu; giao UBND huyện Kim Bôi chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chức năng kiểm tra, rà soát để điều chỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ theo quy định. Giao Ban QLDA phối hợp UBND huyện Kim Bôi tổ chức cắm lại mốc chỉ giới đường đỏ phù hợp quy hoạch xây dựng đô thị Bo; phối hợp Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Bôi và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục kiểm tra, rà soát, xác định rõ nguồn gốc đất, tập hợp hồ sơ tài liệu, nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định.

Lê Chung


Các tin khác


Doanh nghiệp và trách nhiệm cộng đồng

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do mưa bão gây ra, tuy nhiên, các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh vẫn dành nhân lực, vật lực đồng hành cùng bà con vùng thiên tai bằng nhiều cách khác nhau. Đây không chỉ là sự kế thừa truyền thống quý báu "lá lành đùm lá rách” mà còn là trách nhiệm xã hội, hướng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng DN.

Quỹ Cứu trợ tỉnh Hoà Bình tiếp nhận trên 48,4 tỷ đồng

Thực hiện chủ trương của Thường trực Tỉnh ủy, ngày 11/9/2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hoà Bình đã ra Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai gửi các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

Ngân hàng MB khánh thành, bàn giao công trình an sinh xã hội tại huyện Lạc Sơn

Ngày 2/10, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tổ chức khánh thành và bàn giao công trình an sinh xã hội trên địa bàn huyện Lạc Sơn. 

Xã Vĩnh Đồng: Người dân mòn mỏi chờ cấp sổ đỏ đất tái định cư

17 năm nay, người dân tái định cư vùng sạt lở thiên tai xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi vẫn luôn loay hoay câu chuyện nơi sản xuất, sinh sống, ngóng chờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bức xúc của người dân cũng là vấn đề trăn trở của chính quyền cơ sở.

Huyện Tân Lạc: Lan toả những hành động đẹp, có ý nghĩa cho cộng đồng

Những năm qua, công tác thi đua, khen thưởng (TĐ-KT) trên địa bàn huyện Tân Lạc được quan tâm thực hiện, kịp thời phát hiện và khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc. Công tác tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến (ĐHTT) có những chuyển biến tích cực. Nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, ĐHTT trong các phong trào thi đua (PTTĐ) được lan tỏa trong cộng đồng. Thông qua các PTTĐ xuất hiện nhiều mô hình mới, nhân tố mới, nhiều ĐHTT xuất sắc, mang tính sáng tạo.

Chi trả lương hưu, trợ cấp qua tài khoản - nhiều lợi ích thiết thực

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đáp ứng yêu cầu thực tiễn và xu thế của cuộc sống hiện đại ngày nay. Để từng bước giảm bớt một số khâu trung gian, tạo điều kiện thuận lợi chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội đến người thụ hưởng đúng thời hạn, chính xác, đảm bảo quyền lợi của người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã triển khai thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua tài khoản cá nhân cho người hưởng tại BHXH 43 tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Trên thực tế, đây là hình thức chi trả mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục