"Huyện Tân Lạc có Ban chỉ đạo (BCĐ) công tác gia đình cấp huyện và 16 BCĐ xã, thị trấn. Công tác gia đình nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, cùng với sự đóng góp tích cực của các cơ quan thông tin đại chúng từ huyện đến cơ sở, nên đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”. Đồng thời, các vụ bạo lực gia đình (BLGĐ) cũng được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng quy định" - đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin, Phó trưởng BCĐ công tác gia đình huyện Tân Lạc cho biết.


Ban chỉ đạo công tác gia đình huyện Tân Lạc trao thưởng các gia đình đoạt giải thi tìm hiểu pháp luật nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2024. 

Theo số liệu thống kê của BCĐ công tác gia đình huyện Tân Lạc, trong năm 2023 và 8 tháng năm 2024, trên địa bàn xảy ra 13 vụ BLGĐ. Trong đó, năm 2023 xảy ra 7 vụ, có 1 vụ hoà giải không thành tại xã Phong Phú; 8 tháng năm 2024 xảy ra 6 vụ, có 2 vụ hoà giải không thành tại xã Đông Lai và Thanh Hối. Các vụ hoà giải không thành được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện ra quyết định khởi tố vụ án hình sự... BCĐ công tác gia đình đã triển khai các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; các nạn nhân trong vụ BLGĐ được tư vấn tâm lý, tư vấn pháp luật, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, chăm sóc y tế, bố trí nơi tạm lánh theo quy định.

Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn  thể huyện phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ); vận động các gia đình thực hiện hương ước, quy ước, quy chế dân chủ ở cơ sở. Công tác triển khai, nhân rộng, tổ chức các hoạt động của mô hình PCBLGĐ, câu lạc bộ (CLB) gia đình phát triển bền vững, nhóm, địa chỉ tin cậy tại địa bàn tiếp tục được đổi mới; lồng ghép tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình với PCBLGĐ, xây dựng gia đình hạnh phúc trong các buổi sinh hoạt cộng đồng. Duy trì các mô hình, CLB, hiện huyện có 159     mô hình PCBLGĐ, trong đó đáng chú ý là mô hình CLB "Gia đình phát triển bền vững" với 159 CLB đã giúp các gia đình sống hoà thuận, đùm bọc yêu thương nhau hơn, tính cộng đồng trong xã hội không ngừng được củng cố và phát triển bền vững.

Công tác tư vấn, hòa giải mâu thuẫn gia đình được chú trọng. Năm 2023 và 8 tháng năm 2024 đã tổ chức 13 cuộc hoà giải, có 10 cuộc hoà giải thành, 3 cuộc hoà giải không thành. Nguyên nhân hoà giải không thành do vị thế của người phụ nữ phụ thuộc kinh tế vào người chồng, nhiều phụ nữ bị bạo hành nhẫn nhịn, cam chịu; khó khăn trong việc gặp gỡ, tiếp xúc với nạn nhân cũng như người gây ra BLGĐ do tâm lý của người dân xác định đây là việc gia đình, không muốn đưa ra ngoài xã hội; tranh chấp do mâu thuẫn lợi ích liên quan đến đất đai nên khó khăn trong công tác hoà giải.

Theo đồng chí Phó trưởng BCĐ công tác gia đình huyện Tân Lạc, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác gia đình và PCBLGĐ, huyện tập trung triển khai các giải pháp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của gia đình, PCBLGĐ bằng nhiều hình thức thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn cơ sở. Thực hiện tốt Luật PCBLGĐ và hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ rộng khắp trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đưa tiêu chí không có BLGĐ, không lạm dụng rượu, bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Tiếp tục duy trì, triển khai nhân rộng đề án "Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam”; mô hình "Củng cố gia đình văn hóa giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, PCBLGĐ; lồng ghép chương trình PCBLGĐ, bình đẳng giới trong chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của các cấp, ngành, địa phương. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động của mô hình, đề án về công tác gia đình…


Hương Lan

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Nỗ lực ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Xóm Bà Rà (xã Hùng Sơn) đồng bào dân tộc Dao chiếm trên 90% dân số. Từng có thời kỳ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên, từ việc được tuyên truyền, tiếp cận các kiến thức pháp luật, công tác phòng, chống tảo hôn và HNCHT, tư duy, nhận thức của người dân đã thay đổi...

Huyện Cao Phong: 95 hộ dân được hỗ trợ về nhà ở

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, từ năm 2022 đến nay, huyện Cao Phong được giao 20,916 tỷ đồng để thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Huyện đã giải ngân 12,4 tỷ đồng, đạt gần 60%, trong đó, vốn đầu tư hơn 8,1 tỷ đồng, vốn sự nghiệp hơn 4,2 tỷ đồng. Toàn huyện đã có 95 hộ dân được hỗ trợ về nhà ở. Cụ thể, năm 2022 hỗ trợ xong cho 45 hộ, năm 2024 hỗ trợ 50 hộ với kinh phí được giao 3,8 tỷ đồng, các hộ đang triển khai xây dựng nhà ở.

Huyện Đà Bắc: Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 720 hộ dân

Thời gian qua, huyện Đà Bắc tập trung thực hiện có hiệu quả việc hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán là một trong những tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, từ đầu năm đến nay, huyện đã hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 720 hộ trên địa bàn 16/16 xã với tổng kinh phí 2,16 tỷ đồng. Trong đó, cấp 705 téc chứa nước sinh hoạt cho 705 hộ và vật dụng dẫn nước cho 9 hộ, hoàn thiện thủ tục nghiệm thu 6 hộ tự xây bể chứa nước.

Đại hội đại biểu Hội Người cao tuổi huyện Cao Phong lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029

Trong 2 ngày (21 – 22/10), Ban đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) huyện Cao Phong tổ chức đại hội đại biểu Hội NCT lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

“Mẹ đỡ đầu” - vòng tay yêu thương cho trẻ mồ côi

Bài 1 - Hạt giống của lòng nhân ái

Trẻ em cần được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, nơi mà tình yêu thương và sự chăm sóc là hành trang không thể thiếu trên con đường trưởng thành. Tuy nhiên, có những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng tình cha, tình mẹ. Chương trình "Mẹ đỡ đầu"  ra đời đã mang lại vòng tay yêu thương, giúp những em nhỏ mồ côi cảm nhận được sự quan tâm, che chở từ cộng đồng. Đây là một chương trình nhân văn sâu sắc, gieo mầm hy vọng cho tương lai của các em.

Vietinbank Hòa Bình ủng hộ 500 triệu đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 21/10, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Hòa Bình (Vietinbank Hòa Bình) đã trao ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3 thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục