Với các hộ nghèo trên địa bàn xã Cuối Hạ (Kim Bôi), những ngôi nhà mới được xây dựng từ Đề án hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát thực sự là món quà thiết thực, ý nghĩa, giúp "an cư, lạc nghiệp”, vươn lên thoát nghèo.


Bà con đóng góp ngày công giúp hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm ở xóm Thông, xã Cuối Hạ (Kim Bôi).

Xác định việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là tiêu chí quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, xã Cuối Hạ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ người dân còn khó khăn về nhà ở. Nhờ vậy đã có nhiều hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố, giúp ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất vươn lên thoát nghèo. Thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, xã có 35 hộ được hỗ trợ, trong đó có 31 hộ nghèo và 4 hộ cận nghèo; 23 hộ được đề xuất xây mới, 12 hộ được hỗ trợ sửa chữa lại nhà ở. Đến nay đã hoàn thành 9 nhà (từ các nguồn tỉnh hỗ trợ đợt 1 và nguồn hỗ trợ từ ngân hàng BIDV), đang thực hiện 8 nhà (chủ yếu từ nguồn tỉnh hỗ trợ đợt 2), còn lại 18 hộ chưa triển khai.

Là một trong những hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng xóa nhà tạm, ông Bùi Văn Diêm ở xóm Thông bày tỏ sự vui mừng bởi từ nay khi mưa, bão không còn nơm nớp nỗi lo nhà dột, đổ sập nữa. "Gia đình rất vui, chẳng biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn đến chính quyền, các cấp, các ngành và bà con trong xóm đã hỗ trợ xây dựng ngôi nhà kiên cố. Có nhà mới gia đình sẽ tập trung làm ăn, sản xuất để thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống” - ông Diêm chia sẻ.

Đồng chí Bùi Thị Nia, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Cuối Hạ  cho biết: Để thực hiện tốt chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các nguồn lực hỗ trợ, đồng thời huy động cộng đồng dân cư trên địa bàn tham gia giúp đỡ ngày công lao động, ủng hộ vật chất. Cùng với đó, xã đề nghị các ngân hàng ưu tiên vốn vay cho hộ nghèo sửa chữa, xây mới nhà ở, cho vay vốn giải quyết việc làm, sản xuất, kinh doanh. Qua đó giúp hộ nghèo có ngôi nhà kiên cố, vững chãi, tạo động lực vươn lên trong cuộc sống.

Mỗi căn nhà mới được hoàn thành đồng nghĩa với việc một hộ nghèo có chỗ ở ổn định, ấm áp, không phải lo gánh nặng về nhà ở, từ đó yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Góp phần cùng cấp ủy, chính quyền hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. 

Đồng chí Bùi Thanh Hiệu, Chủ tịch UBND xã Cuối Hạ cho biết: Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn xã thời gian qua được thực hiện đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, ưu tiên sử dụng các vật liệu, lao động sẵn có tại địa phương; tăng cường thanh tra, giám sát thường xuyên tránh lãng phí, sử dụng sai mục đích, đối tượng… Thời gian tới, xã tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Đôn đốc tiến độ xây dựng, hoàn thiện hồ sơ quyết toán những căn nhà đã hoàn thiện để giải ngân kịp thời. Đẩy mạnh kêu gọi sự đóng góp, chung tay của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang và các nhà hảo tâm tham gia ủng hộ xóa nhà tạm cho hộ nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2025 xã hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát.


Hoàng Dương

Các tin khác


Liên đoàn Lao động huyện Tân Lạc: Chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động

Với phương châm vì lợi ích đoàn viên, người lao động (NLĐ), trong năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều hoạt động hướng về cơ sở. Quan tâm chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Góp phần động viên, khích lệ tinh thần đoàn viên, NLĐ hăng hái thi đua lao động sản xuất, đóng góp tích cực vào sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tăng tốc xác thực sinh trắc học trước “giờ G”

Theo quy định tại các Thông tư số 17/2024/TT-NHNN, số 18/2024/TT-NHNN và số 40/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), các tài khoản thanh toán và thẻ ngân hàng, ví điện tử chưa hoàn tất xác thực sinh trắc học trước mốc 1/1/2025 thì từ ngày này sẽ phải tạm dừng giao dịch trực tuyến. Đối với các giao dịch thẻ như quẹt POS, rút tiền, mở thẻ hoặc mở tài khoản trực tuyến, nạp ví điện tử từ thẻ khách hàng cũng không thể thực hiện nếu thông tin sinh trắc học chưa được cập nhật đầy đủ.

Để công tác dân số và phát triển đi vào thực chất

Công tác dân số và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định xã hội, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Trong năm 2024, tỉnh Hòa Bình đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong công tác này, tuy nhiên vẫn tồn tại những vấn đề cần được tập trung giải quyết, như: Tỷ số giới tính khi sinh còn cao (110,8 nam/100 nữ); tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên vẫn chiếm 17% và tình trạng tảo hôn mặc dù giảm nhưng còn xảy ra ở một số địa phương. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến cơ cấu dân số, chất lượng cuộc sống và sự phát triển lâu dài của địa phương.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động

Cũng như nhiều địa phương, tình trạng thiếu việc làm hoặc có việc làm không ổn định trên địa bàn huyện Đà Bắc còn khá phổ biến. Trung bình mỗi năm, huyện cần đào tạo nghề cho khoảng 900 người, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động.

Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục