(HBĐT) - Là huyện cửa ngõ của tỉnh, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều danh lam thắng cảnh, di chỉ khảo cổ học, hệ thống hang động, núi đá tự nhiên, hồ nước, Lương Sơn có nhiều tiềm năng phát triển những tour du lịch danh thắng kết hợp du lịch nghỉ dưỡng. 

Những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh và đầu tư của các doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, số khách du lịch đến Lương Sơn đạt 65.910 lượt, tăng 1,26% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, khách quốc tế 41.556 lượt; khách nội địa 24.354 lượt. Doanh thu du lịch ước đạt trên 78 tỷ đồng.

 Đồng chí Vũ Xuân Long, Phó trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết: Phát huy lợi thế của địa phương, huyện đã tập trung khai thác, phát triển các loại dình du lịch nghỉ dưỡng ngắn ngày, nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn với giáo dục môi trường; du lịch thể thao giải trí… Trong đó, nhiều khu du lịch sinh thái đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách, như: sân golf Phượng Hoàng, khu du lịch Vịt Cổ Xanh, khu du lịch Song Sinh, khu du lịch Việt Mường, Sunset villa and resort… Tại các điểm du lịch, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động: đi xe đạp, marathon, thi đấu thể thao, chèo thuyền, câu cá và các trò chơi dân gian Pháp - Việt - Mường… Nổi bật là sân golf Phượng Hoàng đã thu hút nhiều khách trong nước, quốc tế, đóng góp lớn vào doanh thu du lịch của huyện.

Có thể thấy thời gian qua, du lịch Lương Sơn đã phát triển, khai thác được thị trường khách du lịch trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động du lịch chưa phát triển xứng tầm với yêu cầu, tiềm năng, lợi thế của huyện, vẫn còn những hạn chế như: quy mô nhỏ lẻ, mang tính tự phát; chưa phát huy được nét đặc trưng của ngành nghề truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc; cơ sở vật chất du lịch chưa được đầu tư đúng mức; hiệu quả KT-XH của du lịch đối với cộng đồng dân cư còn thấp… Nguyên nhân do hoạt động du lịch ở huyện chưa có định hướng tổng thể; chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.

Để khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, huyện tiếp tục đẩy mạnh việc huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch; lồng ghép các nguồn lực từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hỗ trợ phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung vào các dự án trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Lương Sơn; mở rộng, nâng cấp tuyến đường giao thông kết nối các xã có tiềm năng về tài nguyên du lịch, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển du lịch các xã có khu, điểm du lịch đã, đang đầu tư phát triển như: Hòa Sơn, Lâm Sơn, Cư Yên, Tân Vinh, Cao Sơn. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giới thiệu tiềm năng, tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Hòa Bình. Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng của huyện, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái gắn với văn hóa các dân tộc, kết hợp phát triển loại hình du lịch vui chơi giải trí chất lượng cao theo quy hoạch. Thu hút dự án có quy mô, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang tính chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện, đậm bản sắc văn hóa Hòa Bình để tăng khả năng cạnh tranh; khuyến khích đầu tư phát triển nghề truyền thống như mây tre đan, làm giấy dó, chế tác gỗ lũa, đá cảnh…; phát triển sản phẩm du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, thể thao, văn hóa, ẩm thực...; phát triển loại hình biệt thự nghỉ dưỡng và căn hộ khách sạn để đa dạng sản phẩm du lịch chất lượng cao, phục vụ nhu cầu khách Hà Nội nghỉ dưỡng cuối tuần. Góp phần phát triển du lịch huyện Lương Sơn trở thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong cơ cấu KT-XH của huyện.


Hồng Ngọc


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Dấu ấn xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch

(HBĐT) - Trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Nghị quyết số 03 của BCH Đảng bộ huyện về phát triển du lịch giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn với xây dựng NTM được xem là một trong những nghị quyết tạo bước đột phá phát triển KT-XH của địa phương.

Xử lý mạnh những nơi cung cấp dịch vụ du lịch kém chất lượng

Tổng cục Du lịch vừa yêu cầu các sở quản lý du lịch các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động du lịch, bảo đảm chất lượng dịch vụ tại các địa phương.

Viên ngọc xanh của vùng Đông Bắc

Huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) từng đi vào thơ ca, nhạc họa nhờ vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc như một viên ngọc bích giữa vùng biển phía Đông Bắc của Tổ quốc ta. Giờ đây, vẻ đẹp ấy lại bừng lên sức sống tươi mới, rộn ràng khi trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Xúc tiến, kích cầu du lịch Quảng Ninh – Đà Nẵng 2020

Hưởng ứng chủ trương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phát động phong trào "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, chiều 20/7, tại thành phố Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh phối hợp với UBND TP Đà Nẵng tổ chức "Chương trình xúc tiến, kích cầu du lịch Quảng Ninh – Đà Nẵng 2020”.

Khai thác tiềm năng du lịch vùng hồ huyện Cao Phong

(HBĐT) - Có đền Bờ đã được đưa vào danh sách kiểm kê di tích cấp tỉnh, cảnh sắc vùng hồ sơn thủy hữu tình, cùng vẻ đẹp bản làng Mường mang nét nguyên sơ..., những lợi thế này được huyện Cao Phong tập trung khai thác để phát triển du lịch.

Khám phá vẻ đẹp Kỳ Co

(HBĐT) - Cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 25 km, đảo Kỳ Co thuộc xã Nhơn Lý được ví như Maldives của Việt Nam, với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Đến với Kỳ Co, du khách thực sự được trải nghiệm, khám phá, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành. Đắm mình vào làn nước trong xanh và thả hồn trên những bãi cát trắng mộng mơ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục