(HBĐT) - Đỉnh U Bò (còn gọi là đỉnh Sa Mu) là một trong 3 đỉnh núi nằm trong khu vực dân gian vẫn hay gọi là Tam giác quỷ, thuộc rừng đặc dụng Tà Xùa. Thời điểm này hàng năm, nơi đây là vương quốc của các loài kỳ hoa, dị thảo giữa khu rừng nguyên sinh mang đầy vẻ huyền bí, ma mị, khiến nhiều người ao ước được một lần tận mắt chiêm ngưỡng.


Vào thời điểm này, du khách đến U Bò sẽ được chiêm ngưỡng những cây đỗ quyên hàng trăm năm tuổi đang nở hoa rực rỡ.

Từ thành phố Sơn La, phải vượt hơn 100 cây số mới đến bản Chống Tra, xã Háng Đồng (Bắc Yên). Từ bản du khách chỉ có thể đi bộ ngược lên dốc núi để đến với U Bò. Chuẩn bị đủ thực phẩm và dụng cụ cần thiết nhất cho 2 ngày, 1 đêm, chúng tôi bước vào hành trình chinh phục điểm đến nhiều hấp dẫn này.

Qua cửa rừng, đi thêm chừng vài chục mét, tán cây bắt đầu khép kín, con đường mòn nâng cao dần độ dốc, xung quanh chỉ còn nghe chim rừng đua nhau hót. Càng lên cao, U Bò càng toát lên vẻ quyến rũ với thảm thực vật phong phú. Ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển là xanh mướt cỏ dại, dâu đất, mã đề… những thảm rêu bám đầy lối đi, đất đá và thân cây cổ thụ. Có những cây to vài ba người ôm đứng nghiêng ngả, xen lẫn với những gốc chè hàng trăm năm tuổi. Khi đến độ cao 2.700 m, giữa đỉnh núi cao, hiểm trở, xanh thẳm xuất hiện nét chấm phá là sắc hoa đỗ quyên hồng rực trong nắng. Nơi đây tập trung những gốc đỗ quyên xù xì ước tính hàng trăm năm tuổi, là cảm hứng bất tận cho không ít tay săn ảnh. Nổi bật giữa đám đỗ quyên, xuất hiện lác đác vài ngọn sa mu già cỗi đầy rêu phong vươn lên cao đầy "kiêu hãnh". Đứng trên đỉnh U Bò nhìn xuống, biển mây cuồn cuộn giăng tứ bề, cứ bồng bềnh, lãng đãng khiến cả một vùng tạo nên khung cảnh huyền ảo.  

Trò chuyện với anh Thào A Ư, Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng, chúng tôi được biết, sở dĩ núi U Bò gắn với cái tên Tam giác quỷ là bởi khu vực này có nhiều đỉnh núi cao "chọc trời”, mây phủ quanh năm, cách đây hơn 60 năm, đã từng có máy bay đâm vào vách núi.

Cũng theo anh Ư, rừng đặc dụng Tà Xùa là đoạn kéo dài về phía nam của dãy Hoàng Liên Sơn và là ranh giới của 2 tỉnh Sơn La và Yên Bái, có diện tích gần 18.000 ha và có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m dọc theo dãy núi với đỉnh cao nhất khoảng 2.800 m ở phía Tây Bắc. Bên cạnh vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, cải thiện môi trường sinh thái và điều tiết nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng, rừng đặc dụng Tà Xùa còn có nhiều sinh cảnh độc đáo, có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen, là nơi có điều kiện tốt cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển..., mang lại giá trị bảo tồn đặc biệt cho cả khu vực Tây Bắc và Việt Nam nói chung. Cảnh sắc thiên nhiên kỳ vĩ nơi đây còn là tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ du lịch, nhằm tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

Từ khi con đường nối 2 huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La) được khai thông, các cung "phượt"đi Tà Xùa săn mây, chinh phục đỉnh U Bò ngày càng nhiều và nơi đây dần trở thành điểm đến yêu thích của các bạn trẻ mê dịch chuyển.

Hải Yến 

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục