(HBĐT) - Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang tập trung thu hoạch diện tích cây trồng vụ mùa, hè - thu. Đây cũng được xác định là cao điểm cần tăng cường các biện pháp diệt trừ chuột - đối tượng dịch hại nguy hiểm hàng đầu đối với sản xuất, trồng trọt của tỉnh những năm qua.

 

Người dân tổ 15, phường Tân Hoà (thành phố Hoà Bình) tìm diệt chuột ngay sau khi gặt lúa.

Xóm Cóc Lẫm (xã Kim Truy)  là địa bàn được Trạm TT& BVTV huyện Kim Bôi lựa chọn triển khai thực hiện mô hình diệt trừ chuột tổng hợp, bắt đầu từ giữa tháng 7/2016 và dự kiến kết thúc trong tháng 10/2016. Trong khuôn khổ mô hình, các hộ nông dân nơi đây được tập huấn áp dụng các biện pháp phòng trừ chuột tổng hợp. Sau đó, lựa chọn thời điểm phù hợp để lần lượt triển khai các chiến dịch diệt trừ chuột bằng biện pháp cơ giới, biện pháp sử dụng các loại bẫy thủ công và biện pháp sử dụng bả Difacinon. Theo kế hoạch, vào trung tuần tháng 10, Trạm TT&BTVT huyện sẽ phát động phong trào diệt trừ chuột cuối vụ và đánh giá hiệu quả diệt chuột bằng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đã áp dụng xuyên suốt từ đầu đến cuối mô hình.     

Đồng chí Quách Văn Ban, Trạm trưởng Trạm TT&BVTV huyện Kim Bôi cho biết: Đối với sản xuất trồng trọt của huyện Kim Bôi, trong nhiều năm gần đây, chuột là đối tượng dịch hại chủ yếu và nguy hiểm nhất. Chính vì vậy, hàng năm, huyện luôn đẩy mạnh công tác chỉ đạo phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất, xác định rõ các đợt cao điểm để phát động chiến dịch diệt chuột đồng loạt nhằm đạt hiệu quả cao. Tại thời điểm này, các xã, thị trấn đang khẩn trương thu hoạch vụ mùa, hè - thu. Sau mỗi vụ sản xuất chính là lúc cao điểm sinh sản của chuột với mật độ chuột tăng cao, tỷ lệ chuột con có thể chiếm 40 – 70% quần thể chuột. Đây là thời điểm phù hợp để huyện Kim Bôi cũng như các địa phương khác phát động chiến dịch diệt trừ chuột góp phần giảm thiểu thiệt hại do chuột gây ra đối với vụ sản xuất tiếp theo.

Chuột là loài dịch hại nguy hiểm hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp do chúng có phổ thức ăn rất rộng, hại mọi loại cây trồng và có sức gây hại mạnh. Theo các kết quả điều tra, ở Việt Nam có tới 30 loài chuột khác nhau, trong đó, nhóm chuột đồng có từ 5 – 12 loài, gây hại trên các loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và thậm chí là rau, đậu thực phẩm, làm giảm đáng kể năng suất, chất lượng cây trồng. Đối với các vùng  trồng lúa ở miền Bắc nước ta, hầu hết các loài chuột sinh sản quanh năm nhưng khả năng sinh sản thay đổi theo từng thời điểm. Các cao điểm sinh sản của chuột được xác định vào tháng 5, 6 (sau khi lúa xuân chín) và tháng 10, 11 (sau khi lúa mùa chín). Khi lúa chín, chuột rời hang, vào sống trong ruộng, trung bình cứ mỗi ngày ăn hại tới 60 g lúa.  

Nắm bắt đặc điểm sinh học đó của chuột, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo các địa phương mỗi vụ sản xuất nên tổ chức 1 – 2 đợt cao điểm diệt trừ chuột, mỗi đợt 7 – 10 ngày, tổ chức vào trước và sau mỗi vụ sản xuất hoặc vào giai đoạn chuyển tiếp giữa các vụ sản xuất (khi đồng trắng) để phá ổ chuột ngay từ đầu vụ. Khi đó nên áp dụng các biện pháp diệt chuột thủ công như đào, đắp, hun khói, đặt bẫy (bẫy sập, bẫy đập, bẫy bán nguyệt, bẫy lồng…), đào hang bắt chuột thủ công, xông hơi trừ chuột bằng đất đèn, phát quang bờ bụi, gò đống, làm sạch cỏ ven bờ để làm mất nơi cư trú của chuột… Đây là các biện pháp có hiệu quả cao khi được toàn dân tham gia lại rất an toàn cho người, gia súc và môi trường sinh thái. Lưu ý khi sử dụng các biện pháp đánh bắt thủ công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, chia thành các nhóm và phân đoạn, phân khu vực để đánh bắt; đồng thời kết hợp diệt chuột ngoài đồng, ven làng với việc diệt chuột trong khu dân cư và các hộ gia đình. Ngoài các biện pháp trên, nông dân có thể áp dụng các biện pháp sinh học cổ truyền (nuôi mèo), biện pháp vi sinh vật (đặt bả diệt chuột sinh học), sử dụng bẫy cây trồng TBS… Đây đều là các biện pháp hữu hiệu và dễ thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ chuột để bảo vệ sản xuất.

 

                                                                       Thu Trang

Nếu lựa chọn diệt chuột bằng biện pháp hóa học (thuốc chuột), bà con cần hết sức thận trọng vì thuốc chuột hiện nay khá nhiều dạng và nếu không sử dụng đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như sức khỏe của con người. Trước khi sử dụng cần thông báo trước trong khu dân cư để người dân không chăn thả gia súc, gia cầm vào vùng đánh chuột, đồng thời cần giám sát chặt chẽ việc đặt và thu mồi.

 

Các cơ quan chuyên môn khuyến cáo sử dụng một số loại thuốc sau: Rat K 2%D, Ran part 2%D, Kaletox 800 WP (hoạt chất Diphacinone), Klerat (hoạt chất Brodifacoun), Storn 0,005% Block bait (Flocoumafen 0,005% 50 mg/kg). Tuyệt đối không dùng các loại thuốc ngoài danh mục, thuốc Trung Quốc nhập lậu để diệt chuột.

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục