(HBĐT) - Diễn biến thời tiết đang có biểu hiện thất thường. Trên địa bàn các tỉnh lân cận như Thanh Hóa và một số tỉnh khác đã xảy ra gió giật, mưa giông, mưa đá, tố lốc làm thiệt hại cho người dân. Vì vậy các cấp, các ngành và người dân khẩn trương triển khai những biện pháp phòng - chống giông lốc, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

 

Chi cục thủy lợi kiểm tra hồ Mặt Đăng, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) trước mùa mưa năm 2017.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn cho biết: Qua theo dõi hàng năm và nhận định của cá nhân, thời tiết trên địa bàn đã có những biến đổi đáng kể, nền nhiệt và lượng mưa cũng thay đổi, đã xảy ra những đột biến về khí hậu. Năm nay, dự đoán là năm nước nhỏ, lũ thấp hơn nhiều năm. Nhưng với tình hình thời tiết có những đột biến và diễn biến phức tạp, cực đoan như hiện nay, cũng có khả năng mưa lũ lớn hơn mọi năm. Cần đề phòng và đặc biệt lưu ý đến hiện tượng giông, lốc khi thời tiết chuyển giao,  những luồng không khí nóng, lạnh đan xen. Ngoài ra phải hết sức cảnh giác với hiện tượng sét thường xuất hiện kèm giông, lốc.  

Mấy năm nay, giông, lốc, mưa lũ, sạt lở thường xuyên xảy ra ở hầu hết các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Kỳ Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn và Yên Thủy. Riêng năm 2016, thiên tai, mưa lũ làm chết 4 người, bị thương 5 người. Tổng thiệt hại do thiên tai ước tính hơn 420 tỷ đồng. Mưa lũ, thiên tai làm hơn 400 nhà dân bị hư hỏng hoàn toàn; hàng nghìn nhà dân bị hư hỏng, thiệt hại nặng; hàng nghìn ha hoa màu, cây ăn quả bị gãy đổ, giảm năng suất; trên 1.600 con gia súc, gần 1 vạn con gia cầm bị chết… Nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch, công trình giao thông bị hư hỏng, nhiều ngầm tràn bị ngập sâu, nhiều khu vực ở Đà Bắc, Mai Châu bị cô lập. Nhiều xã vùng cao đứng trước nguy cơ trượt sạt, lở đất, đá…  

Đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: Hiện nay thời tiết  nóng, lạnh thất thường, nhiều khả năng sẽ tiếp tục xảy ra giông lốc, mưa lớn. Đối với tỉnh ta thực tế, thiên tai, mưa lớn, giông lốc thường gây hậu quả khá nặng nề trong những năm vừa qua. Năm nay, Sở NN&PTNT đã kiểm tra,  rà soát các công trình hồ đập, chỉ đạo công tác phòng - chống thiên tai, mưa lũ sớm hơn thường lệ. Cơ quan thường trực đang tham mưu xây dựng và kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) năm 2017, xây dựng quy chế hoạt động cho phù hợp với Luật PCTT, tham mưu sớm tổ chức hội nghị triển khai phương án PCTT&TKCN năm 2017.  

Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do giông, lốc, mưa lũ, thiên tai gây ra, các ngành chức năng và các huyện, thành phố cần nâng cao tinh thần cảnh giác, sớm triển khai các phương án PCTT&TKCN theo phương châm  “4 tại chỗ” và quan điểm “Chủ động trong phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả, trong đó, lấy phòng tránh là chính”. Trong đó cần theo dõi sát diễn biến thời tiết, rà soát đánh giá các khu vực trọng yếu, nhất là khu vực thường xuyên xảy ra giông, lốc, sạt lở đất, đá ở các xã vùng cao huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Tân Lạc. Tuyên truyền, vận động nhân dân chằng chéo, gia cố nhà cửa, kho tàng, bến bãi đề phòng giông lốc, mưa đá sớm gây thiệt hại. Triển khai phương án vận động, di dời người dân ra khỏi vùng nguy cơ trượt sạt. Có kế hoạch và triển khai ứng trực thường xuyên cảnh báo, kiên quyết không để người dân tham gia giao thông tại các ngầm tràn khi có mưa lũ và nước dâng cao. Rà soát vận động, di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm ven đồi núi, sông suối, ngầm tràn. Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương, chủ công trình thực hiện các phương án bảo đảm an toàn cho từng loại công trình, tu bổ, củng cố các tuyến đê, đập, hồ chứa theo kế hoạch, kiểm tra phát hiện và có phương án xử lý kịp thời những hư hỏng, ẩn họa. Các công trình cần tổ chức thi công hoàn thành các hạng mục vượt lũ, bảo đảm an toàn hồ, đập và phương án cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra…  

 

                                                                               L.C

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục