(HBĐT) - "Nước rút đến đâu, Trung tâm y tế (TTYT) huyện và các trạm y tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai công tác xử lý môi trường đến đó. Từ sự chủ động này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường sống cho người dân sau lũ”, bác sỹ Nguyễn Văn Đang, Giám đốc TTYT huyện Lạc Thuỷ cho biết.


Cán bộ trạm y tế xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) dọn dẹp vệ sinh môi trường sau khi nước rút.

 

Nỗi lo về vấn đề môi trường sau lũ

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của trận mưa lũ lịch sử vừa qua, đồng chí Đỗ Đức Tuyển, Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm cho biết: Theo thống kê, trận mưa lũ lịch sử gây thiệt hại nặng về tài sản, sản xuất của nhân dân. Thiệt hại của xã ước khoảng 11 tỷ đồng. Ngoài thiệt hại về hoa màu, tài sản, Đồng Tâm cũng là địa phương có số lượng gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi, chết nhiều nhất huyện. Cả xã có 25 con lợn, 32 con nhím và trên 13.500 con gà bị chết do nước lũ cuốn trôi; 10/10 thôn bị ngập lụt, trong đó có 55 hộ dân bị ngập nặng. Điều này đã đặt ra cho địa phương nhiều khó khăn trong công tác xử lý, đảm bảo môi trường nông thôn khi nước rút.

Cùng chung nỗi lo đó, đồng chí Đinh Công Tiến, Chủ tịch UBND xã Khoan Dụ cho biết: Là xã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong trận lũ lịch sử vừa qua. Tổng thiệt hại của xã khoảng 11 tỷ đồng. Toàn xã có trên 900 hộ dân thì 1/2 trong số đó bị ngập lụt. Có điểm bị ngập sâu từ 2 - 3m. Do nước lũ dâng nhanh, đột ngột nên bùn, rác và xác động vật chết từ thượng nguồn sông Bôi đổ về nhiều. Kinh nghiệm từ nhiều năm qua, chúng tôi xác định vấn đề phòng - chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường sau mưa lũ là đáng lo ngại.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, bác sỹ Nguyễn Văn Đang, Giám đốc TTYT huyện Lạc Thuỷ nhấn mạnh: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trong các ngày 9, 10, 11, 12/10 vừa qua, trên địa bàn huyện đã xảy ra mưa lớn kéo dài. Nước lũ gây ngập úng nhiều ngày tại các xã ven sông Bôi như: Hưng Thi, Cố Nghĩa, Khoan Dụ, Yên Bồng và các xã vùng sâu như An Bình, An Lạc, Liên Hoà, Đồng Tâm, Lạc Long, Thanh Nông. Trước tình hình đó, người dân ảnh hưởng đến sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 2.614 giếng nước sinh hoạt bị ngập gây nhiều khó khăn cho đời sống người dân.

ưu tiên phòng - chống dịch bệnh, xử lý môi trường sau lũ

Đó là quan điểm chỉ đạo của UBND huyện Lạc Thuỷ. Theo đó, ngay sau khi nước rút đến đâu, các xã huy động lực lượng dân quân, Công an, Đoàn thanh niên hỗ trợ các gia đình khắc phục hậu quả đến đó. Theo đồng chí Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thuỷ, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn, nhất là các xã bị ngập quan tâm chỉ đạo và chủ động thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là khắc phục tình trạng thiếu nước hợp vệ sinh; phòng - chống dịch bệnh và xử lý môi trường để tránh phát sinh, lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

Theo sự chỉ đạo của UBND huyện, công tác khắc phục hậu quả, phòng - chống dịch bệnh, xử lý môi trường được các cấp, ngành, các xã trong toàn huyện thực hiện một cách khẩn trương.

Về vấn đề này, bác sỹ Nguyễn Văn Đang cho biết thêm: Để chủ động trong công tác phòng bệnh, vệ sinh môi trường sau mưa lũ, TTYT huyện chỉ đạo trạm y tế 15/15 xã, thị trấn chuẩn bị các trang thiết bị, thuốc và nhân lực để phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường. Do vậy, ngày sau khi nước rút, TTYT huyện cùng trạm y tế các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân đảm bảo nguồn nước ăn, vệ sinh môi trường; xử lý xác động vật, gia súc, gia cầm chết; xử lý phân người, phân gia súc nơi bị ngập lụt, không để ô nhiễm môi trường, gây dịch bệnh. Theo đó, TTYT huyện tổ chức cấp phát hoá chất cloramin B cho các xã vùng trọng điểm ngập lụt.

Tuy vậy, theo bác sỹ Nguyễn Văn Đang, ngập lụt xảy ra trên diện rộng ở hầu hết các xã, thị trấn của huyện nên để đáp ứng công tác phòng - chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt sau mưa lũ cho người dân, lượng vật tư, hoá chất dự trữ của huyện không thể đáp ứng được. Do vậy, TTYT huyện đề xuất Sở Y tế, Trung tâm YTDP tỉnh cấp thêm 20 lít hoá chất diệt côn trùng, 20 lít dung dịch rửa tay, sát khuẩn; 150 kg cloramin B dạng bột và 2.000 viên cloramin B dạng viên để hỗ trợ các xã.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục