(HBĐT) - Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, huyện Yên Thủy đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong huyện.


Ngay sau khi mưa lũ đi qua, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) đã huy động các lực lượng dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, đảm bảo không để phát sinh dịch bệnh.

Đợt mưa lũ xảy ra từ ngày 9 - 11/10/2017, BCH PCTT&TKCN huyện Yên Thủy tích cực đôn đốc và phối hợp triển khai các hoạt động phòng, chống, ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ”. Từ sáng 10/10, UBND huyện đã thành lập các đoàn xuống cơ sở chỉ đạo công tác phòng, chống, ứng phó với mưa lũ. Qua đó đã kịp thời huy động lực lượng giúp đỡ các hộ dân bị ngập lụt di dời tài sản đến nơi an toàn, bố trí lực lượng trực tại các vị trí ngầm, tràn, khu vực sạt lở đất, các vị trí có khả năng gây nguy hiểm trong mưa lũ, khắc phục ngay các điểm sạt lở trên các tuyến đường; đồng thời hỗ trợ người dân khắc phục tình trạng sạt lở đất có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản, tổ chức di dời 145 hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm nhiều nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt... Tuy đã chủ động triển khai công tác phòng - chống lũ bão nhưng sức tàn phá của đợt thiên tai này rất nặng nề với tổng thiệt hại trên địa bàn toàn huyện ước khoảng 120 tỷ đồng. Rất may không có thiệt hại về người.

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngay sau khi cơn bão đi qua, sáng 12/10, UBND huyện đã tổ chức các đoàn công tác đến kiểm tra tình hình thiệt hại và đôn đốc các xã cấp bách triển khai công tác khắc phục hậu quả. Theo đó, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân đã khẩn trương vào cuộc cùng người dân thực hiện ngay các công việc cần thiết nhất như: khắc phục các điểm sạt lở để lưu thông thông suốt các tuyến đường trên địa bàn, tập trung thu hoạch nhanh gọn cây trồng vụ mùa, hè - thu, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, phun khử trùng tiêu độc tại các khu dân cư... Riêng đối với các công trình giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng khác, mức thiệt hại rất lớn đòi hỏi cần thêm nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trước khi báo cáo đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí khắc phục, UBND huyện đã chỉ đạo tổ hợp tác dùng nước, UBND các xã, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi kiểm tra, đánh giá lại thiệt hại và an toàn hồ, đập, khắc phục ngay những ảnh hưởng nhỏ như khơi thông dòng chảy, dọn dẹp hệ thống kênh mương và các điểm sạt lở... Còn về hệ thống điện, Chi nhánh điện Yên Thủy đã tập trung dựng lại các cột bị đổ, bị nghiêng, dựng cột tạm để cấp điện, đến nay, trên địa bàn huyện không còn điểm dân cư nào bị mất điện.

Do ảnh hưởng của mưa lũ, trong hai ngày 11-12/10, các trường học trên địa bàn huyện đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Sau đó, để các trường có thể hoạt động trở lại bình thường, huyện đã huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp các khu vực tường rào bị đổ, vệ sinh trường lớp bị ngập, đảm bảo an toàn, vệ sinh cho học sinh. Từ sáng 13/10, học sinh các trường trên địa bàn toàn huyện đã đi học trở lại. Riêng đối với nhà lớp học mầm non xóm Thung (xã Ngọc Lương) bị sập mái, Phòng GD&ĐT yêu cầu đóng cửa lớp học, chuyển học sinh sang phòng kho của lớp mẫu giáo học tạm. Hiện nay, xã Ngọc Lương đã huy động Nhà máy Xi măng X18, Công ty đúc Hồng Hà và nhân dân trong xã hỗ trợ khoảng 60 triệu đồng để xây dựng nhà lớp học tạm cho các cháu. Cùng với hoạt động thiết thực này, huyện Yên Thủy đã khẩn cấp huy động và lồng ghép các nguồn lực để hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân bị thiệt hại nặng nề về nhà ở và tài sản. Trong thời gian tới, các hoạt động tiếp tục được đẩy mạnh để kết nối yêu thương, kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ người dân sớm ổn định đời sống và sản xuất.


                                                      Thu Trang


Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục