(HBĐT) - Về thăm xã Thượng Bì (Kim Bôi) trong những ngày "hậu” mưa bão, cảnh tượng ruộng đồng trống trơn, nhiều diện tích lúa bỏ hoang vì ngập úng; các công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường hư hỏng nặng nề. Chính quyền và người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất và dần ổn định cuộc sống.



Người dân xã Thượng Bì (Kim Bôi) khôi phục sản xuất sau mưa lũ.

Theo báo cáo của UBND xã Thượng Bì, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, từ ngày 9- 12/10 trên địa bàn xã có mưa to đến rất to, khiến mực nước sông Bôi dâng cao đã làm 4/5 xóm bị ngập nước, cô lập hoàn toàn. Nhiều trục đường giao thông chìm trong biển nước, 3 ngầm tràn nước ngập sâu từ 3- 5 m. Mưa lớn trong nhiều ngày đã làm ngập úng 100% diện tích hoa màu, gãy đổ 4 cột điện, 1 công trình thủy lợi và 9 điểm sạt lở trên các tuyến đường liên thôn, xóm. Tình trạng sạt trượt đất, đá diễn biến phức tạp, 92 hộ dân nằm trong khu vực 18 điểm có nguy cơ sạt lở đất, 6 hộ buộc phải di dời khẩn cấp. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 290 triệu đồng, rất may không có thương vong về người.

Trước diễn biến của thiên tai, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã triển khai ngay các phương án nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và tài sản. Lực lượng PCTT&TKCN xã phối hợp với cán bộ xóm đi kiểm tra, rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở đất, đá và kịp thời di dân đến nơi an toàn. Phân công cán bộ túc trực 24/24h để ứng cứu khi có trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra huy động nhân dân đóng góp gần 300 ngày công để gia cố các công trình thủy lợi như ngầm Khoang Chạ, cống thoát nước tại xóm Khoai… Tuyên truyền, vận động nhân dân nhanh chóng khôi phục sản xuất, cải tạo diện tích đất để trồng các cây màu vụ đông ngắn ngày.

Cùng cán bộ UBND xã, chúng tôi đi thực tế tại ngầm Bến Khốm ở xóm Đầm Sáng, công trình bị thiệt hại nặng nề nhất do mưa bão gây ra. Được xây dựng từ năm 2008, ngầm Bến Khốm có chiều dài 30 m, rộng 6 m. Theo quan sát của chúng tôi, mặt ngầm hiện bị sụt lún, nứt toác. Đoạn đường dẫn xuống ngầm dài 50 m sập một nửa bề mặt, nhiều mảng bê tông dài hàng mét nằm chổng chơ.

ông Bùi Văn Niên, hộ dân sinh sống ở xóm Đầm Sáng cho biết: "Ngầm Bến Khốm là tuyến đường huyết mạch dẫn từ trung tâm xã đến xóm Đầm Sáng. Phía bên kia ngầm có 80 hộ dân sinh sống. Nếu tiếp tục mưa lớn trong thời gian tới, nước lũ dâng cao rất nguy hiểm cho người dân qua ngầm. Do đó, chúng tôi mong muốn các cấp, ngành chức năng hỗ trợ địa phương gia cố, sửa chữa và nâng cấp ngầm để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Phía xa xa là những cánh đồng lúa ngổn ngang, trơ trụi sau mưa bão. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay, toàn xã có khoảng 40 ha đất bỏ hoang vì không kịp thời vụ. Một vài hộ dân huy động tối đa nhân lực để trồng các loại cây ngắn ngày như khoai lang, ngô với hy vọng có thêm thu nhập để trang trải trong cuộc sống. Bà Bùi Thị Hình ở xóm Ngheo than thở: "Nước lũ làm đổ sập 20 m tường bao, thiệt hại 10 con lợn. Ngoài ra, 1.000 m2 lúa chưa kịp thu hoạch cũng bị nước lũ cuốn trôi. Trận lũ lịch sử khiến gia đình tôi thiệt hại nặng nề về kinh tế, đời sống rất khó khăn”.

Đồng chí Bùi Văn Tố, Chủ tịch UBND xã Thượng Bì cho biết: "Để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, chính quyền xã mong muốn được cấp trên hỗ trợ kinh phí nâng cấp, tu sửa các công trình hạ tầng thiết yếu bị ảnh hưởng của mưa lũ. Tiếp tục cung cấp vật liệu xây dựng cho xã gia cố các công trình thủy lợi có nguy cơ hư hỏng. Ngoài ra, chính quyền xã cũng đề nghị các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ cây, con giống cho nhân dân khôi phục sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.

                                                               Đức Anh


Các tin khác


Bà Trần Thị Chung đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(HBĐT) - Ban Biên tập Báo Hòa Bình nhận được Công văn số 780/UBND-TTr ngày 12/10/2017 của UBND huyện Lạc Thủy do đồng chí Quách Tất Liêm, Chủ tịch UBND huyện ký trả lời đơn của bà Trần Thị Chung, trú tại tiểu khu 12, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đề nghị về việc: Năm 2011, bà làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) phần diện tích đất được bố mẹ cho.

Hội LHPN tỉnh phát động ngày thứ 7 “Xanh – sạch – đẹp”

(HBĐT) - Ngày 24/10, tại xã Phong Phú, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ phát động ngày thứ 7 "xanh – sạch – đẹp”, xây dựng "gia đình kểu mẫu”, "xóm kiểu mẫu” năm 2017.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) giám sát tình hình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 24/10, đoàn công tác của Ban Kinh tế- Ngân sách ( HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Văn Đức, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) làm trưởng đoàn đã về tình hình quản lý, khai thác các công trình thủy lợi và việc thực hiện cấp bù, miễn thủy lợi phí trên địa bàn.

Huyện Lạc Thuỷ chủ động phòng bệnh, xử lý môi trường

(HBĐT) - "Nước rút đến đâu, Trung tâm y tế (TTYT) huyện và các trạm y tế của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện triển khai công tác xử lý môi trường đến đó. Từ sự chủ động này đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường sống cho người dân sau lũ”, bác sỹ Nguyễn Văn Đang, Giám đốc TTYT huyện Lạc Thuỷ cho biết.

Xã Định Cư - gian nan hành trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xã Định Cư cách trung tâm huyện Lạc Sơn khoảng 5 km nhưng hành trình xây dựng NTM ở đây lại gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, xã mới hoàn thành 7 tiêu chí. Những tiêu chí còn lại đều đòi hỏi nguồn lực lớn là thách thức không nhỏ với xã thuần nông này. Để có thể cán đích theo đúng lộ trình đề ra thì tăng thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo là vấn đề then chốt trong xây dựng NTM đối với xã.

Huyện Lạc Sơn chủ động bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Xác định rõ bảo vệ môi trường (BVMT) là bảo vệ chính cuộc sống của con người, bởi vậy, nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Sơn luôn chủ động, tích cực trong công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện. Theo đó đã đưa công tác QLNN về môi trường đi vào nề nếp, đạt được hiệu quả nhất định. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục