(HBĐT) - "Đã chính thức bước vào mùa khô, bắt đầu xuất hiện những nguy cơ cháy rừng thường trực. Các cấp ủy, chính quyền và người dân cần đề cao cảnh giác, nghiêm túc thực hiện các phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) theo phương châm "4 tại chỗ”, kịp thời phát hiện và xử lý nhanh lửa rừng khi mới phát sinh, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững” - Chi Cục phó Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Xuân Trường nhấn mạnh.



Lực lượng kiểm lâm TP Hòa Bình triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Sủ Ngòi.

Tỉnh ta có tổng diện tích tự nhiên 460.869 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm khoảng 70%. Công tác quản lý baot vệ rừng (QL&BVR), PCCCR được triển khai khá đồng bộ và hiệu quả, phát huy được phương châm "4 tại chỗ” trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy phát sinh. Năm 2017, cả tỉnh xảy ra 2 vụ cháy rừng, được xử lý kịp thời, không gây hậu quả nghiêm trọng. Nhận thức của người dân, các chủ rừng đã nâng lên. Người dân tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chức năng trong việc xử lý thực bì, đốt nương rẫy theo quy trình, có giờ giấc. Việc xây dựng đường băng cản lửa cũng góp phần phòng ngừa các nguy cơ cháy rừng lan rộng. Đối với rừng sản xuất, người dân quản lý khá tốt. Rừng tự nhiên đã tổ chức quản lý theo cộng đồng dân cư, có xây dựng hương ước quản lý, bảo vệ, chất lượng rừng được nâng lên cũng hạn chế nguy cơ cháy rừng. Nhờ đó, mật độ che phủ rừng của tỉnh đạt 51,8% (tính cả diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp).

 Tuy nhiên, tình hình thời tiết diễn biến ngày càng cực đoan, phức tạp, nguy cơ cháy rừng luôn thường trực. Nhất là ở các khu vực rừng vùng giáp ranh với các tỉnh bạn, khu vực núi đá nhiều lau lách, khu vực có thảm thực vật dày, khu vực cỏ tranh, lau lách, tồn tại các hoạt động sản xuất, phát nương, làm rẫy, dùng lửa rừng không đúng quy định, săn bắt ong... cũng rất dễ xảy ra cháy rừng và khó kiểm soát. Trong đó các khu vực được xác định có nguy cơ gồm: nguy cơ rất dễ cháy là các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc; dễ cháy là các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, TP Hòa Bình; các huyện còn lại có khả năng cháy.

 Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Chi Cục phó Chi cục Kiểm lâm cho biết: Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh triển khai phương án PCCCR mùa khô năm 2017-2018, nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo về công tác PCCCR, QL&BVR, tiếp tục vận hành phương châm " 4 tại chỗ”, lấy phòng ngừa là chính. Tiếp tục triển khai Đề án nâng cao năng lực PCCCR giai đoạn 2014-2020 theo Quyết định số 1938 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao khả năng cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức phát hiện sớm và thông báo kịp thời, chính xác điểm cháy rừng, củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về PCCCR. Lực lượng chức năng đang tham mưu xây dựng, rà soát bổ sung phương án PCCCR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ động tham mưu kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR các cấp, rà soát, bổ sung các phương án PCCCR sát với thực tế. Củng cố 1830 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR với trên 12.000 người tham gia, chuẩn bị các phương tiện, thiết bị ở tình trạng tốt nhất để có thể huy động xử lý, ứng cứu kịp thời khi có cháy rừng phát sinh. Tập trung rà soát, điều chỉnh phương án bảo vệ rừng, PCCCR của các cấp, các chủ rừng, bố trí lực lượng, phương tiện, trang bị phù hợp với các vùng trọng điểm không để xảy ra cháy rừng. Đôn đốc các huyện, xã, các chủ rừng, thực hiện nghiêm túc các phương án bảo vệ rừng, PCCCR. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện tốt các quy định QL&BVR, PCCCR. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin cảnh báo cháy rừng, duy trì ứng trực PCCCR theo cấp dự báo cháy rừng, tổ chức ứng trực 24/24 giờ trong những tháng cao điểm của mùa khô để sẵn sàng phát hiện và xử lý nhanh những đám cháy rừng khi mới phát sinh, hạn chế cháy lan.

 Trong công tác PCCCR cần quản lý chặt chẽ hoạt động săn bắt ong, đốt than… nghiêm cấm mọi hình thức dùng lửa trong rừng. Các xã có rừng hướng dẫn người dân đốt nương đúng quy trình trên các khu vực đã quy hoạch, tuyệt đối không đốt nương, xử lý thực bì trong điều kiện thời tiết hanh khô cao và có gió. Đồng thời thực hiện tốt các giải pháp giảm thiểu nguồn vật liệu cháy, làm vệ sinh, mang vật liệu cháy ra khỏi rừng làm giảm nguy cơ cháy rừng. Những khu vực xung yếu cần tổ chức làm, xây dựng, tu bổ đường băng cản, hạn chế cháy lan. Trong công tác PCCCR năm nay, tỉnh tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa ba lực lượng là kiểm lâm, quân sự và công an để triển khai công tác QL&BVR, PCCCR đạt hiệu quả.

 


Lê Chung

 


Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục