(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ lịch sử từ ngày 09 đến 12/10/2017, huyện Đà Bắc đã bị thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản. Thống kê mưa lũ đã làm 06 người chết, 05 người mất tích, 09 người bị thương; sập hoàn toàn và cuốn trôi 51 nhà; sạt lở đất vào 325 nhà; 560 hộ dân sống ở vùng nguy hiểm cần di dời khẩn cấp; vùi lấp hàng trăm ha ruộng lúa, ngô, sắn, cây màu; cuốn trôi hàng trăm con gia súc, hàng ngàn con gia cầm và nhiều tài sản của nhân dân; hạ tầng giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, viễn thông, điện, trường học, trạm y tế, trụ sở, nhà văn hóa và các công trình công cộng khác bị sạt lở, vùi lấp, tàn phá và hư hỏng nặng nề.


Theo đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc: "Đây là đợt mưa lũ lớn bất thường, đãgây thiệt hại rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của ngườidân và phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tổng giá trị thiệt hại do mưa lũ gây ra trên toàn địa bàn huyện lên đến gần 250 tỷ đồng”.

Điều đáng nói, đối phó với thiệt hại do mưa lũ, trong gần một tháng qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các cơ quan, ban, ngành của Đà Bắc đã đoàn kết thống nhất cao, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời. Cùng với đó, thực hiên nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh; làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc; thực hiện tốt phươngchâm "bốn tại chỗ”; công tác ứng phó chủ động, kịp thời tổ chức sơ tán dân cư ra khỏi các khu vực nguy hiểm, qua đó đã góp phần giảm thiểu được thiệt hại.


Một góc xã Yên Hoà (Đà Bắc) trong cơn bão lũ vừa qua, ảnh hưởng nặng lề đến phát triển KT – XH địa phương.

Để sớm khắc phục hậu quả thiên tai do mưa lũ, giúp nhân dân ổn định đời sống và phục hồi sản xuất, đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng; Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân phối tiền, hàng cứu trợ cho nhân dân vùng bị thiệt hại do mưa lũ, nhất là các điểm tái định cư tập trung, không để người dân bị đói, rét, bệnh tật; Ban Chỉ huy Quân sự huyện chủ trì, phối hợp với Công an huyện và UBND xã Suối Nánh xây dựng kế hoạch chi tiết, huy động lực lượng, máy móc thiết bị tiếp tục tìm kiếm người mất tích.

Bên cạnh đó, đối với các phòng, ban, tíêp tục tham mưu xây dựng đề án quy hoạch tổng thể các khu dân cư có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn; lập, triển khai thực hiện phương án bố trí dân cư xen ghép; Tham mưu triển khai rà soát, thống kê thiệt hại, đề xuất kinh phí, chuẩn bị đầu tư khắc phục hậu quả mưa lũ đối với các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt theo thứ tự ưu tiên.

Đồng thời, triển khai các thủ tục để hỗ trợ gạo cứu đói; lập dự toán, phương án hỗ trợ giống cây, con để khôi phục sản xuất cho các hộ dân bị thiệt hại do mưa lũ. Về phía Điện lực Đà Bắc, các đơn vị bưu chính, viễn thông trên địa bàn huyện theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương sửa chữa, khắc phục kịp thời các hư hỏng để cung cấp dịch vụ ổn định, đảm bảo chất lượng cho khách hàng và hoạt động chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Đà Bắc, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện giảm lãi suất, giãn hoặc hoãn nợ cho những hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định; tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho vay vốn, giúp nhân dân vùng bị thiệt hại do mưa lũ nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển sản xuất...

Về phía các Chủ đầu tư, các Ban QLDA huyện rà soát các dự án chuẩn bị đầu tư để đầu tư từ năm 2018, tạm dừng các dự án chưa cấp thiết để dành vốn đối ứng, ưu tiên xử lý cấp bách đầu tư các khu tái định cư và sửa chữa, khôi phục các công trình hạ tầng thiết yếu bị hư hỏng.


HT

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục