(HBĐT) - Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) được triển khai tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ trong thời gian từ năm 2016 - 2020. Là một trong các tỉnh được tham gia dự án, Hòa Bình đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Với đặc thù là dựa trên kết quả - tức là nguồn vốn sẽ được giải ngân dựa vào kết quả thực hiện, Chương trình thực sự là một thách thức đối với tỉnh ta trong bối cảnh khó khăn về huy động các nguồn lực tài chính.


Theo kế hoạch đã được UBND tỉnh ban hành, chương trình được triển khai trên địa bàn tỉnh với 3 hợp phần: Cấp nước nông thôn; vệ sinh nông thôn; nâng cao năng lực truyền thông, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình. Cụ thể: Thực hiện hợp phần cấp nước nông thôn, chương trình sẽ đầu tư mở rộng quy mô 2 công trình, xây dựng mới 3 công trình và nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 5 công trình cấp nước cho cộng đồng dân cư với tổng số 13.800 đấu nối; đầu tư xây mới 119 công trình, cải tạo 18 công trình cấp nước sạch và nhà vệ sinh cho các trường học. Thực hiện hợp phần Vệ sinh nông thôn, chương trình sẽ đầu tư xây dựng 85 công trình nước sạch và vệ sinh trạm y tế xã, 12.408 nhà tiêu hộ gia đình và lựa chọn 60 xã đạt vệ sinh toàn xã. Đồng thời, để duy trì hiệu quả của các hạng mục đã đầu tư, chương trình sẽ chú trọng triển khai các hoạt động truyền thông, tập huấn, kiểm tra, giám sát. Qua đó nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình cho cán bộ và người dân các địa bàn được hưởng lợi, hướng tới mục tiêu tổng quát là cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, tăng cường tiếp cận bền vững NS&VSNT tại các tỉnh được triển khai. Dự kiến, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 – 2020 là 279.695 triệu đồng, trong đó, vốn WB 257.026 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương 22.669 triệu đồng.


Được sự đầu tư, hỗ trợ của các chương trình, dự án nước sạch nông thôn, nhiều năm qua, gia đình chị Sùng Y Múa, ở xóm Hang Kia 1, xã Hang Kia (Mai Châu) đã có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo.

Để triển khai chương trình đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ đề ra, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan. Trong đó, giao Sở NN&PTNT là cơ quan điều phối, chịu trách nhiệm xây dựng và tổng hợp kế hoạch, phối hợp với các sở, ngành trong quản lý, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình. Sở NN&PTNT cũng được UBND tỉnh giao chủ trì quản lý, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện tiểu hợp phần "Cấp nước cho cộng đồng dân cư” và một phần liên quan thuộc Hợp phần 3 về việc nâng cao năng lực, truyền thông thay đổi hành vi sử dụng các công trình cấp nước cho cộng đồng dân cư được hưởng lợi. Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã triển khai ngay một số nội dung công việc, khẩn trương xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành các kế hoạch hàng năm và kế hoạch tổng thể giai đoạn 2016 - 2020.

Thực hiện tiểu hợp phần "Cấp nước cho cộng đồng dân cư”, đến nay, Sở NN &PTNT đã mở thầu tư vấn được 2 công trình, lập hồ sơ mời thầu tư vấn và phê duyệt đề cương đầu tư 2 công trình. Các nội dung khác đang tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.

Về phía các đơn vị khác. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế đang tích cực chủ trì việc rà soát các xã triển khai chương trình Vệ sinh toàn xã năm 2017 và cả giai đoạn 2016 – 2020, qua đó phối hợp với tư vấn WB lựa chọn 17 xã triển khai ngay trong năm 2017.

Sở GD&ĐT đã triển khai lập dự án thành phần "Cấp nước và vệ sinh trường học, nâng cao năng lực truyền thông thay đổi hành vi giám sát, đánh giá chương trình”; lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 14 công trình vệ sinh trường học của 2 huyện Lạc Thủy và Lạc Sơn. Đến thời điểm này, Sở GD&ĐT đã xây dựng xong kế hoạch kinh phí và các công trình cần cải tạo sửa chữa, xây mới và công tác truyền thông năm 2018. Tuy nhiên, theo Ban điều hành chương trình tại tỉnh: Trong năm đầu tiên thực hiện 2016, do chưa được bố trí vốn từ Trung ương nên chương trình chưa được triển khai. Vì vậy, kế hoạch thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2020 phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Mặt khác, theo cơ chế tài chính của chương trình quy định, chỉ tạm ứng 25% số vốn kế hoạch hàng năm, còn lại chương trình sẽ được giải ngân nguồn vốn dựa vào kết quả của các tỉnh thực hiện được. Chính vì vậy, việc bố trí nguồn kinh phí tạm ứng trước cho các ngành, đơn vị thực hiện theo kế hoạch đối với tỉnh rất khó khăn.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban điều hành chương trình tại Hòa Bình nhấn mạnh: Đây là chương trình khó, lần đầu tiên triển khai tại tỉnh ta với đặc thù là dựa trên kết quả. Chương trình sẽ được giải ngân nguồn vốn dựa vào kết quả các địa phương thực hiện được. Do đó, để triển khai tốt trong thời gian tới, đề nghị các đơn vị liên quan khắc phục khó khăn, chủ động cân đối nguồn lực để ưu tiên thực hiện chương trình theo kế hoạch từng năm đã được phê duyệt. Mặt khác, Ban điều hành cũng đề nghị UBND tỉnh xem xét chỉ đạo cân đối các nguồn lực của chương trình, dự án khác để bổ sung hỗ trợ, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ và thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.


Thu Trang

Các tin khác


Trên 76 tỷ đồng thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả, vốn vay Ngân hàng Thế giới” năm 2018 được triển khai trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nhu cầu vốn sẽ là 76.485 triệu đồng bao gồm 68.836 triệu đồng vốn Ngân hàng Thế giới và 7.648 triệu đồng vốn đối ứng của tỉnh.

200 nông dân được tập huấn, phổ biến kỹ thuật trồng mía an toàn

(HBĐT) - Tại huyện Lạc Sơn, trong khuôn khổ Đề án phát triển thương mại nông thôn, Chương trình MTQG xây dựng NTM và Dự án xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, Sở Công Thương vừa tổ chức 4 lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật với tổng số 200 nông dân trên địa bàn 2 xã Tân Mỹ, Yên Nghiệp.

Trao hơn 100 chiếc máy lọc nước cho nhân dân bị ảnh hưởng mưa lũ

(HBĐT) - Ngày 13/11, Hội CTĐ huyện Yên Thủy đã phối hợp với tổ chức Care Quốc tế tổ chức trao tặng máy lọc nước cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do bị ảnh hưởng đợt mưa lũ ngày 10 – 12/10 vừa qua.

Xã Đông Lai khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai

(HBĐT) - "Từ một xã không có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, đến nay, Đông Lai đã định hình được hướng phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng đất đai, lao động, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân”- Đồng chí Bùi Hải Châu, Chủ tịch UBND xã Đông Lai (Tân Lạc) khẳng định.

Lễ ra mắt Trung tâm Khoa học công nghệ Kỹ thuật - Giáo dục tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 14/11,  đã diễn ra lễ ra mắt Trung tâm khoa học công nghệ kỹ thuật - giáo dục tỉnh Hoà Bình. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; đại diện lãnh đạo bệnh viện Nhi Trung ương.

Đánh giá hiệu quả dự án nuôi cá lồng bè trên sông và hồ chứa đảm bảo ATTP tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội thảo sơ kết năm 2017 đánh giá hiệu quả và khả năng nhân rộng của dự án "Xây dựng mô hình nuôi cá tầm, cá lăng, cá diêu hồng trong lồng bè đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, giai đoạn 2017 – 2019”. Dự án được triển khai tại 07 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Tuyên Quang và Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục