(HBĐT) - Thời gian qua, trồng rừng ở tỉnh ta được chú trọng, nhờ vậy, độ che phủ rừng tăng từ 46% năm 2010 lên trên 51%. Trong đó, sản xuất giống cây lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp đáng kể.


Chi nhánh Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình nuôi cấy mô các giống cây lâm nghiệp cho năng suất, chất lượng cao, phục vụ công tác trồng rừng của các địa phương.


Hiện, toàn tỉnh có 8 đơn vị, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Với nhu cầu cây giống lâm nghiệp các loại phục vụ kế hoạch trồng rừng hàng năm khoảng 14 triệu cây các loại. Năm 2017, toàn tỉnh trồng 7.508 ha rừng và 220,31 nghìn cây phân tán, hoàn thành kế hoạch giao.

Tuy nhiên, hiện nay, việc sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp còn một số bất cập. Do đó, để bảo đảm được nguồn giống cây lâm nghiệp có chất lượng, công tác quản lý cần phải được tăng cường.
 
Để nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, việc quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được coi là biện pháp quan trọng nhất nhằm tăng năng suất và hiệu quả rừng trồng, là tiền đề cho sự thành công hay thất bại đối với kinh doanh rừng trồng. Thực hiện Chỉ thị số 936 ngày 18/3/2014 của Bộ NN&PTNT ngày 31/3/ 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp. Sở NN&PTNT đã có các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện tốt quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, góp phần thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cho kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán hàng năm. Quản lý hệ thống vườn ươm, đảm bảo cây giống xuất vườn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định. Tổ chức thực hiện quy hoạch vùng nguyên liệu gỗ lớn đã được phê duyệt. Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong đó tập trung 4 nhiệm vụ trọng tâm: năng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

 

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm cho biết: Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp đưa vào trồng rừng, trước hết phải tuyên truyền, quản lý tốt các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn của từng huyện, thành phố. Cụ thể, đòi hỏi các địa phương, đơn vị quyết tâm thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu mà tỉnh đề ra như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; khuyến khích sử dụng cây giống vô tính chất lượng cao (mô, hom) và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trong trồng rừng sản xuất. Hướng dẫn cơ sở, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải bảo đảm các điều kiện theo quy định. Trong sản xuất, kinh doanh giống phải tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng như: sử dụng vật liệu giống đưa vào gieo ươm phải có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng; cây giống trước khi xuất vườn, chủ vườn ươm phải thông báo kết quả sản xuất đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh để xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn; chú trọng kiểm tra tại các vườn ươm của hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; kiểm soát chặt việc vận chuyển, lưu thông giống trên thị trường. Kiên quyết ngăn chặn, tiêu hủy những lô giống, vườn cung cấp hom khi phát hiện không rõ nguồn gốc. Xử lý vi phạm nếu phát hiện các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính; sản xuất hạt giống không đúng theo quy trình đã quy định; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ nguồn giống đã được công nhận theo quy định tại Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 của Chính phủ.

 


                                                     Đinh Thắng

 


Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục