(HBĐT) - Ngày 19/12, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị nghe báo cáo về tình hình thực hiện các dự án di dân tái định cư (TĐC) cho các hộ dân bị thiên tai do bị ảnh hưởng mưa lũ năm 2017. Dự hôi nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan cùng các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Đà Bắc và Thành phố Hoà Bình. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Theo kế hoạch, toàn tỉnh sẽ có 12 dự án khu tái định cư được xây dựng trên địa bàn các huyện Tân Lạc, Kim Bôi, Đà Bắc và Thành phố Hòa Bình với mức đầu tư các dự án khoảng 150 tỷ đồng. Đây là các dự án thi công theo hình thức cấp bách vừa thiết kế, vừa thi công, nhằm đảm bảo ổn định chỗ ở cho khoảng hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở đất.

Đến nay, đã có 9 khu tái định cư đang tiến hành thi công san lấp mặt bằng. Công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, giải phóng mặt bằng đang được triển khai thực hiện. Tuy nhiên một trong những vướng mắc đang ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án là các thủ tục đầu tư, đến nay chưa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Kinh phí thực hiện gặp nhiều khó khăn, như ở huyện Đà Bắc một số khu tái định cư có tỷ lệ đá chiếm khoảng 80% đến 90%, đã làm tăng mức tổng đầu tư. Đánh giá hầu hết các dự án tiến độ chậm so với kế hoạch đề ra. Mặt khác, một số địa phương công tác tư vấn trong xây dựng công trình TĐC còn yếu, chưa đạt yêu cầu đề ra.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị thực hiện 12 dự án di dân tái định cư trên địa bàn.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các sở, ngành, địa phương tăng cường hơn nữa công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự án. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý công tác lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công cần được đặc biệt quan tâm; giao Sở KH&ĐT sớm trình phê duyệt chủ trương đầu tư; sau khi phê duyệt, các huyện, thành phố làm công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật; Sở NN&PNT thường xuyên đôn đốc, đảm bảo tiến độ...

Đối với nguồn vốn đầu tư cần phân kỳ đầu tư, ưu tiên mặt bằng, công trình điện, nước, giao thông cấp thiết trước. Đối với các hạng mục trường học, nhà trẻ tuỳ tình hình các địa phương triển khai xây dựng. Hiện tại tỉnh đã tạm ứng cho mỗi công trình 3,5 tỷ đồng để triển khai các hạng mục xây dựng, đồng thời, đang tiếp tục tìm các nguồn vốn đảm bảo triển khai thực hiện hoàng tất các khu TĐC. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị trong công tác triển khai cần giảm tối đa các thủ tục hành chính; các địa phương năng động hơn trong công tác tuyên truyền vận động giải phóng mặt bằng, tuyên truyền vận động các hộ dân có nguy cơ sạt lở về nơi ở mới đảm bảo an toàn. Về thời gian, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu đối với thành phố Hoà Bình trong quý I/2018 đảm bảo có mặt bằng cho các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao có địa điểm TĐC. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng nhất trí với đề xuất cho mở thu hồi các diện tích dất xen kẹt, mở rộng thêm khu TĐC khu vực xã Trung Minh theo yêu cầu và nguyện vọng của người dân trên địa bàn. Đối với các huyện còn lại, đảm bảo đầu tháng 12 âm lịch năm 2017 phải đảm bảo các hộ dân trong diện mất nhà, đến nay không có nhà ở được giao mặt bằng, tạo điều kiện cho việc triển khai xây, dựng nhà, kịp đón tết Nguyên Đán năm 2018.


H.T

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục