(HBĐT) - Trong mấy ngày vừa qua, trên địa bàn xã Cuối Hạ (Kim Bôi) đã có 4 con gia súc bị chết do đói, rét. Trong điều kiện thời tiết tiếp tục mưa rét, tình hình thiệt hại sẽ không dừng lại nếu người dân thiếu sự chuẩn bị về nguồn thức ăn dự trữ và không tuân thủ các biện pháp phòng – chống đói, rét cho đàn vật nuôi.


Hộ ông Bùi Văn Cộc ở xóm Cuối đang nuôi 2 trâu và 1 nghé. Do thiếu sự chăm sóc và bảo vệ mà ngày 26/12 mới đây, con trâu 3 năm tuổi của gia đình quỵ ngã vì đói, rét. Ông Cộc khóc, tiếc đến ngẩn ngơ của bởi công sức tính cả nghìn ngày mà thương lái chỉ trả giá trâu 1,1 triệu đồng. Trong khi đó nếu trâu khỏe mạnh, giá bán chí ít cũng 15 – 17 triệu đồng. Đây cũng là bài học đau xót đối với hộ chăn nuôi khi nhận thức về bảo vệ và chăm sóc "đầu cơ nghiệp” của mình chưa chu đáo, còn bỏ bê, thiếu sự chủ động phòng – chống đói, rét cho gia súc.


Để mất trâu vì đói, rét, vợ chồng ông Bùi Văn Cộc, xóm Cuối, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) chỉ còn cách giữ số con còn lại bằng việc lùa vào chuồng trại kín gió, tăng cường cho ăn để có đề kháng, chống chịu giá buốt.

Theo thống kê, tổng đàn gia súc của xã đang dẫn đầu huyện với gần 2.396 con, chủ yếu là trâu. Tuy nhiên, công tác chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc gặp nhiều khó khăn cả về nhận thức của hộ chăn nuôi và những điều kiện khách quan mang lại. Anh Quách Đức Văn, cán bộ chăn nuôi và thú y xã cho biết: Đây vốn là vùng hạn nhất của huyện, đặc biệt vào vụ đông, đồng đất hầu hết bỏ không vì không có nước. Điều này cũng là nguyên nhân vì sao diện tích trồng cỏ, trồng ngô làm thức ăn cho gia súc ít ỏi và manh mún. Thêm vào đó, lượng rơm rạ từ vụ mùa trong nhân dân năm nay trữ được không dồi dào như mọi năm, bị mủn nhiều do ảnh hưởng mưa lũ dẫn đến chất lượng kém. Thách thức lớn nhất hiện nay là vấn đề nguồn thức ăn không đảm bảo cho đàn gia súc.

Cuối Hạ cũng là một trong những xã điều kiện kinh tế thuộc diện nghèo. Việc đầu tư chăm sóc, bảo vệ cho đàn vật nuôi tuy có sự nâng lên nhưng chưa đủ, còn nhiều chuồng trại được làm và che chắn tạm bợ. Có một thực tế nữa là tình trạng thả rông trâu, bò không có sự quản lý còn khá phổ biến ở một số xóm như xóm Thông, Thượng, Má. Hiện tượng trên cũng là một trong những nguyên nhân gia súc bị thiệt hại nhiều do bệnh tật, đói, rét. Anh Quách Đức Văn, cán bộ chăn nuôi và thú y xã cung cấp thêm: cách đây 2 – 3 năm, số gia súc bị chết đói, chết rét trên địa bàn lên đến hàng trămcon/năm, riêng vụ Đông Xuân 2016 – 2017 bị thiệt hại 14 con, chưa kể những thiệt hại do bệnh tật khác như tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

Đồng chí Bùi Thanh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cấp ủy, chính quyền địa phương đã triển khai chỉ đạo, đôn đốc các xóm thực hiện các biện pháp phòng – chống đói rét, dịch bệnh vụ Đông Xuân 2018. Cùng với thú y viên xã, Trưởng các xóm cũng đang khẩn trương rà soát nhắc nhở, hướng dẫn từng hộ chăn nuôi, nhất là đối với các hộ còn thả rông gia súc trên rừng. Theo dự báo thời tiết năm nay sẽ rét hơn so với mọi năm với diễn biến nhiều đợt rét sâu nên rất đáng lo ngại về thiệt hại. Trong điều kiện thời tiết giá buốt, nếu có thêm mưa phùn gió bấc, gia súc rất dễ bị đói, rét quật ngã. Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi cần tuân thủ thực hiện các biện pháp vệ sinh, che chắn chuồng trại, tận dụng mọi nguồn thức ăn tinh, thô và phụ phẩm nông nghiệp, cắt cỏ, mía đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi. Khi nhiệt độ dưới 12oC, không cho gia súc thả đồng, giữ ấm khu vực chuồng trại. Có như vậy mới giảm thiểu được mức độ thiệt hại đối với đàn gia súc.

 Bùi Minh


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục