(HBĐT) - Ngày 24/9, đoàn công tác của Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội do đồng chí Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm trưởng đoàn đã khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về KH-CN tại tỉnh. Làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành.


 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc với đoàn khảo sát của Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội.

 

Những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về phát triển KH-CN và đạt những kết quả tích cực. Cơ cấu các nhiệm vụ được cân đối phù hợp, bám sát mục tiêu phát triển KT-XH. Cơ quan QLNN về KH-CN ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH-CN có nhiều đổi mới theo hướng trọng tâm, trọng điểm, góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề ra các chủ trương, chính sách của tỉnh trong phát triển KT-XH. Tiềm lực KH-CN được nâng lên cả về cơ sở vật chất, con người. Có 45/46 cơ quan, đơn vị và 112/210 xã, phường, thị trấn đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Tỉnh có 9 doanh nghiệp KH-CN. Các nhiệm vụ KH-CN trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, nông nghiệp, y tế, giáo dục… đem lại hiệu quả trong thực tiễn. Hàm lượng KH-CN đóng góp vào SX-KD ngày càng cao hơn.

Tuy nhiên, việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu KH-CN chưa cao. Hoạt động đầu tư, nghiên cứu KH-CN và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp chậm. Số doanh nghiệp trích lập Quỹ phát triển KH-CN rất ít. Tỉnh thiếu chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực KH-CN. Nguồn lực đầu tư cho KH-CN từ ngân sách còn hạn chế...

Tỉnh kiến nghị Quốc hội tiếp tục chỉ đạo rà soát hệ thống các văn bản pháp luật về phát triển KH-CN. Với chính phủ và các bộ, trong quá trình ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật KH-CN cần sự phối hợp hơn nữa giữa các ngành để có sự đồng bộ, kịp thời. Nâng mức phân bổ KH-CN cho tỉnh. Quan tâm đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp địa phương để dễ tiếp cận với các nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ đổi mới công nghệ và Quỹ phát triển KH-CN quốc gia. Tạo điều kiện để địa phương tham gia vào các chương trình nghiên cứu ứng dụng hàng năm của Bộ KH-CN. Cần có chế tài đủ mạnh để hình thành Quỹ phát triển KH-CN trong các doanh nghiệp.

Tại buổi làm việc với đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh khẳng định KH-CN đang đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Đồng chí kiến nghị ưu tiên phân bổ ngân sách sự nghiệp KH-CN cho các tỉnh miền núi khó khăn như Hòa Bình. Tỉnh sẽ khảo sát để đánh giá tại sao doanh nghiệp chưa trích lập Quỹ phát triển KH-CN để có giải pháp tháo gỡ.

Thay mặt đoàn, đồng chí Phùng Đức Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội tiếp thu các kiến nghị của tỉnh trình cấp có thẩm quyền.Đồng chí đánh giá cao sự quan tâm của tỉnh đối với lĩnh vực KH-CN và những kết quả đạt được. Đồng chí gợi mở tỉnh tiếp tục quan tâm phát triển tài sản trí tuệ vì có nhiều sản phẩm đặc trưng có lợi thế. Có cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo môi trường làm việc cho họ. Có cảnh báo bảo vệ môi trường nước sông Đà.


Đoàn công tác của Ủy ban KH-CN và Môi trường của Quốc hội khảo sát tại Công ty TNHH Thủy hải sản Hòa Bình ở xã Thái Thịnh (TP Hòa bình).

 

Trước đó, đoàn đã đi khảo sát tại Công ty TNHH Thủy hải sản Hòa Bình và Công ty CP Biopharm Hòa Bình tại TP Hòa Bình.

Cẩm Lệ


Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục