(HBĐT) - Ngày 23/1, Đoàn ĐBQH tỉnh đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì cuộc giám sát. Cùng tham gia đoàn giám sát có Thường trực HĐND, Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh và đại diện một số Sở, ngành hữu quan.


Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ khi Luật đất đai 2013 có hiệu lực đến nay, tỉnh đã ban hành 11 quyết định chỉ đạo, điều hành, thực thi chính sách pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) được Chính phủ phê duyệt năm 2013; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020 )của tỉnh được Chính phủ phê duyệt tháng 7/2018. 11 huyện, thành phố trong tỉnh đã quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) trình UBND tỉnh phê duyệt trong năm 2013. Điều chỉnh quy hoạch đất của các huyện, thành phố cũng được xây dựng hàng năm trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt. Hiện, điều chỉnh quy hoạch, sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện đang được rà soát, bổ sung để tổ chức thẩm định, trình duyệt. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã thực hiện xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính đối với 210 xã, phường thị trấn, trong đó có 8 phường tại thành phố và 11 thị trấn tại 10 huyện. Việc lập bản đồ hành chính khu vực đô thị được lập đối với thành phố Hoà Bình bao gồm 8 phường và 7 xã. Việc TTPBGDPL về đất đai được quan tâm thực hiện tốt.

Bên cạnh những kết quả đạt được việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trên địa bàn cũng còn nhiều hạn chế.


Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành cuộc giám sát.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc này, UBND tỉnh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ một số nội dung như: Đối với dự án khai thác đá vôi làm cát nhân tạo, đề nghị HĐND tỉnh được chấp thuận việc thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, chức năng sớm quy định, định mức sử dụng đất tương ứng với tổng vốn đầu tư đối với các loại hình dự án nhà ở, dự án SX-KD phi nông nghiệp. Ban hành văn bản quy định, hướng dẫn tỷ lệ % đất thương phẩm trong tổng diện tích đất đầu tư dự án đối với từng loại hình dự án xây dựng nhà ở ( căn hồ liền kề, biệt thự liền kề, chung cư...). Để tránh khiếu kiện đông người về đất đai, đề nghị sửa đổi Điểm b, khoản 5, điều 24 Nghị định 43, ngày 15/5/2014 của Chính phủ theo hướng: không cho phép xác định lại diện tích đất ở đối với trường hợp tại thời điểm cấp GCNQSDĐ trước đây đã được cơ quan quản lý nhà nước xác định đúng theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp GCN; quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại diện tích đất ở (không mở rộng đối tượng theo quy định cũ)… và một số kiến nghị, đề xuất khác đối với Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nêu rõ: mục đích cuộc giám sát là để nắm rõ thực trạng quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị trên địa bàn tỉnh. Qua đó, chỉ ra những vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ trong quá trình thực hiện luật Đất đai năm 2013. Qua giám sát, đề nghị trong thời gian tới, tỉnh cần quan tâm rà soát lại quy hoạch đô thị gắn với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Việc quy hoạch và quản lý quy hoạch cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Không để việc điều chỉnh quy hoạch ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể. Cần tập trung nguồn lực kịp thời để triển khai, thực hiện quy hoạch, tránh để tình trạng quy hoạch treo. UBND tỉnh cần rà soát và chỉ đạo các cấp thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng đất, tổ chức thanh, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh… Những kiến nghị, đề xuất của UBND tỉnh sẽ được tổng hợp đầy đủ để chuyển tải tới Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành trong thời gian tới.


Thúy Hằng

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục