(HBĐT) - Tối 30/3, tại Cung Văn hóa tỉnh, Tỉnh Đoàn và Công ty Điện lực Hòa Bình phối hợp tổ chức Chương trình nghệ thuật hưởng ứng Giờ Trái đất 2019 với các nội dung bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; phát động tắt các thiết bị điện từ 20h30' - 21h30'. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số ban, ngành tỉnh đã tới dự và tham gia hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh in dấu vân tay đầu tiên
hưởng ứng Giờ Trái đất.
Màn biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của học sinh các trường THPT trên
địa bàn TP Hòa Bình trong giờ phút phát động cùng tắt đèn.
Trong khuôn khổ chương trình, cùng với các tiết mục nghệ thuật đặc
sắc đến từ Chi đoàn TN các nhà trường biểu diễn, đại diện đơn vị tổ chức đã kêu
gọi người dân, cơ quan, đơn vị, hộ gia đình tiết kiệmnăng lượng hưởng ứng
Giờ Trái đất; đại diện lãnh đạo, ĐVTN và nhân dân tham gia hoạt động in dấu vân
tay cam kết tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường; tắt các thiết bị điện chiếu
sáng.
Trước đó, vào 15h chiều
cùng ngày, 100 ĐVTN đã tham gia diễu hành đạp xe đạp truyên truyền Giờ Trái đất
2019 trên các tuyến đường trung tâm của thành phố Hòa Bình. Các hoạt động hưởng
ứng nhằm tuyên truyền người dân và đoàn viên, thanh niên trong việc thay đổi
hành vi sử dụng điện năng tiết kiệm, qua đó thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Diễu hành tuyên truyền Giờ Trái đất trên các tuyến đường trung tâm của
TP Hòa Bình.
Bùi Minh
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của rãnh gió tây dịch chuyển sang phía đông, từ chiều tối nay (27-3), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc và vùng núi Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông. Trong cơn dông khả năng cao xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Ngày 26-3, tại Hà Nội, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ (USFS) phối hợp Tổng cục Phòng chống thiên tai Việt Nam tổ chức hội thảo "Ứng phó thiên tai dựa vào hệ thống điều phối và quản lý khẩn cấp”.
Nhân loại hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu gây ra. Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước (TNN), những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và triển khai các giải pháp nhằm tăng cường quản lý, sử dụng bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.700 công trình thủy lợi. Trong đó, có 53 trạm bơm, đảm bảo tưới cho trên 1.400 ha; 527 hồ chứa, 643 bai, đập kiên cố, đảm bảo tưới cho trên 27.870 ha; khoảng 490 công trình tạm (các bai, đập đắp đất hoặc bằng rọ thép) với tổng diện tích tưới khoảng 7.157 ha; hệ thống kênh, mương tưới có tổng chiều dài khoảng 3.076 km. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, hệ thống công trình thủy lợi hiện có khả năng đảm bảo nước tưới chủ động cho trên 35.000 ha cây trồng/vụ, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về nước tưới của sản xuất vụ xuân năm 2019.
Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn hán, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp năm 2019.
Theo nhà sử học, bản thảo bí ẩn mà ông nhắc tới có thể nắm giữ "đáp án cho tất cả mọi thứ chúng ta đang tìm kiếm liên quan tới lịch sử của các kim tự tháp của Ai Cập”, dù cuốn sách có vẻ "đã biến mất khỏi lịch sử” hoàn toàn.