(HBĐT) - Xã Mỵ Hòa là địa phương trồng ngô trọng điểm của huyện Kim Bôi. Tổng diện tích ngô cả xã là 106 ha, trong đó có 60 ha trồng ngô ngọt theo mô hình liên kết sản xuất với Công ty Đồng Giao (Ninh Bình). Hiện nay, trên địa bàn xã đã và đang xuất hiện loại sâu keo gây hại trên cây ngô. Đáng chú ý, đây là loại sâu mới, lần đầu tiên xuất hiện nên người dân chưa có kinh nghiệm và kỹ thuật phòng, trừ. Hiện, các cơ quan chức năng của huyện, người dân tập trung phòng, diệt trừ.
Ông
Hà Đức Sinh, xóm Đông Hà, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) thực hiện phun 6 lần thuốc vẫn
chưa diệt trừ được sâu keo mùa thu gây hại trên cây ngô.
Hộ ông Hà Đức Sinh, xóm Đông Hà có diện tích ngô 2.000m2,
1 nămtrồng 3 vụ cho thu gần 5 tấn ngô, nhưng vụ này coi như mất trắng.
Dừng tay phun thuốc, ông Hà Đức Sinh cho biết: Dù nhiều năm làm nông nghiệp
nhưng lần đầu tiên tôi chứng kiến 1 loại sâu có sự tàn phá nhanh như vậy. Tập
trung nhiều nhất ở diện tích ngô xoáy nõn và trỗ cờ. Tôi chủ động tìm hiểu, nhờ
cán bộ khuyến nông huyện tư vấn mua thuốc bảo vệ thực vật, tôi đã phun đến lần
thứ 6 những vẫn không hiệu quả, sâu keo vẫn phát triển, thậm chí không chết.
Còn đối với gia đình chị Bùi Thị Thêu, xóm
MỹĐông khi phát hiện trên cây ngô có loài sâu mới gây hại đã kịp thời báo
cáo với xã. Gia đình chị đã thực hiện phòng trừ theo hướng dẫn của cán bộ
chuyên môn huyện cũng như trên bao bì thuốc nhưng cũng không hiệu quả, chị Thêu
chia sẻ: Mọi năm trồng ngô, gia đình tôi chỉ trồng rồi làm cỏ, bón phân 1 lần
là cho thu hoạch, nhưng năm nay, vừa trồng được 1 tháng đã xuất hiện loại sâu
keo này, gia đình tôi phun lần thứ 7, thậm chí dùng cả thuốc phun cho cam nhưng
cũng không ăn thua. Nhiều hộ xung quanh phun không được đã bỏ chịu mất trắng,
gia đình tôi phun nốt lần này không được chắc cũng phải bỏ.
Theo thống kê
của xã Mỵ Hòa, tính đến ngày 15/5, toàn xã có khoảng
73 ha ngô vụ xuân
của địa phương đang bị nhiễm sâu keo mùa thu gây hại, mật độ sâu hại phổ biến từ 1-3 con/m2.Trong đó, xóm Mỹ Đông bị nhiễm nhiều nhất
vớidiện tích 30 ha,
xóm Cành 29 ha, xóm
Đồng Hòa 15 ha, còn
lại bị rải rác ở các xóm. Nông dân trồng ngô tại Mỵ Hòa đã phát hiện loại sâu
này xuất hiện rải rác từ khoảng 20 ngày trước,hiện đã lan ra diện rộng.
Nhiều nông dân đã chủ động mua thuốc trừ sâu về phun nhưng hiệu quả rất thấp.
Trước tình trạng sâu keo phát triển rất nhanh và
lan rộng, UBND xã đã cử cán bộ xuống từng thôn, bản hướng dẫn người dân sử dụng
thuốc trừ sâu, tuy nhiên, do sức sinh sản nhanh cùng với thời tiết thuận lợi
nên sâu keo càng phát triển và lan rộng. Loại sâu này đục nõn, gây héo
lá, cây sinh trưởng chậm và có thể sẽ chết héo do không còn khả năng quang hợp.
Đối với diện tích ngô ngọt trồng theo chuỗi liên kết, hiện, Công ty Đồng Giao
đã cử cán bộ lên kiểm tra thực tế diện tích trồng ngô bị sâu bệnh của các hộ
trong chuỗi liên kết để có phương án khắc phục.
Đồng chí Hà Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Mỵ Hòa cho
biết: Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sâu keo mùa thu thuộc loại kiểm dịch
thực vật của Việt Nam, nghĩa là loại sâu này có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm
trọng đối với thực vật, cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Đây là loài đa
thực, khả năng gây hại lớn, khó phòng trừ, có nguy cơ dẫn đến mất mùa rất cao
nếu không phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. Sâu keo hại ngô lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn
xã, bà con nông dân chưa gặp bao giờ.Ngay sau khi phát hiện, UBND xã đã
phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện tổ chức phổ biến thông tin về loài sâu
keo mùa thu đến nhân dân trong xã, đồng thời, hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật để phun. Hiện tại, sâu keo mùa thu chưa có thuốc phòng
và trị hiệu quả nên rất khó khăn để trừ sâu. Xã
vẫn đang tìm cách khắc phục đồng thời làm công văn đề xuất huyện hỗ trợ.
Đinh Thắng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hôm nay (19/5), áp cao lạnh lục địa ở phía Bắc đang được tăng cường nén và đẩy rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25 - 27 độ Vĩ Bắc xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén nên từ gần sáng ngày 20/5 đến 21/5, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa dông diện rộng, lượng mưa đạt cấp mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to.
(HBĐT) - Ngày 17/5, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Ban chủ nhiệm Đề tài Thực trạng công tác truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình và những vấn đề đặt ra (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tọa đàm khoa học Thực trạng truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình và những vấn đề đặt ra.
(HBĐT) - Ngày 15/5, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường cho 120 đại biểu là giám đốc, cán bộ phụ trách công tác môi trường của các doanh nghiệp khai thác, hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản, nông nghiệp nông thôn của trên 50 doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Phú Minh (Kỳ Sơn) có xuất phát điểm thấp, thu nhập của người dân chủ yếu gắn với nông nghiệp. Địa bàn xã rộng nhưng đa phần là đồi, núi. Kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản từ nguồn vốn Nhà nước đầu tư. Đến hết năm 2018, xã đạt 14/19 tiêu chí. Với tinh thần đoàn kết, xã Phú Minh nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí còn lại, phấn đấu cán đích NTM vào cuối năm nay.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện với nhiều nội dung đa dạng, phong phú.
(HBĐT) - Sáng 16/5, Văn phòng Tỉnh ủy mở lớp tập huấn sử dụng phần mềm xác thực, chứng thực chữ ký số. Tham gia tập huấn có 35 cán bộ quản trị mạng, văn thư các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc.