(HBĐT) - Dẫn chúng tôi ra xem khu vực đất đồi có nguy cơ sạt lở phía sau nhà, chị Đinh Thị Khánh ở xóm Nghẹ, xã Lũng Vân (Tân Lạc) trăn trở: "Hễ mưa to là cả gia đình tôi lại thấp thỏm, lo âu không dám ngủ vì sợ sạt lở đất, đá. Năm 2018, mưa lớn diễn ra trong nhiều ngày khiến khối lượng đất, đá từ trên đồi đổ ập xuống mấp mé gầm sàn, may là không ai bị thương. Gia đình tôi phải vay mượn gần 6 triệu đồng để thuê máy móc khắc phục".


Khảo sát thực tế tại địa bàn xóm Nghẹ cho thấy, toàn xóm có 89 hộ dân, 414 nhân khẩu sinh sống rải rác, chênh vênh tại khu vực sườn núi có độ dốc cao, dễ xảy ra tình trạng sạt trượt. Trong đó có trên 20 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao khi mưa lớn kéo dài. Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Huy, Trưởng xóm Nghẹ cho biết: "Trung bình mỗi năm, địa bàn xóm Nghẹ có trên 10 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của tình trạng sạt lở đất. Nhiều căn nhà bị hư hỏng nặng, diện tích hoa màu bị vùi lấp, rất may không có thiệt hại về người. Năm 2018, 3 hộ dân nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm được nhà nước hỗ trợ, di dời đến nơi ở mới an toàn. Chúng tôi mong muốn chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ người dân được chuyển đến khu vực đảm bảo an toàn. Qua đó yên tâm sinh sống, nhanh chóng ổn định sinh hoạt và phát triển kinh tế.


Khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở sau nhà chị Đinh Thị Khánh tại xóm Nghẹ, xã Lũng Vân (Tân Lạc).

Lũng Vân là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, địa hình đa phần là đồi núi có độ dốc cao. Theo thống kê, diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.105,6 ha, trong đó diện tích đất bằng phẳng có thể làm nhà ở chỉ khoảng 24 ha. Chính vì vậy, nhiều hộ dân phải sinh sống "bất đắc dĩ” tại các khu vực ven sườn đồi, thậm chí là đỉnh đồi. Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến thất thường, mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực trên địa bàn xã thường xuyên xảy ra tình trạng sạt trượt đất, đá, sói mòn bề mặt các khu vực đồi, núi. Theo khảo sát sơ bộ, toàn xã hiện có khoảng 150 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm, trong đó tập trung tại các xóm Bách, Nghẹ, Lở và rải rác ở một số xóm trên địa bàn. Trước đó, trận lũ lịch sử diễn ra vào tháng 10/2017 đã ảnh hưởng trực tiếp đến trên 50 hộ dân, một số hộ dân buộc phải di dời đến nơi ở mới.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với chính quyền xã hiện nay trong việc hỗ trợ di dân tái định cư đó chính là nguồn kinh phí eo hẹp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên không đủ điều kiện để di chuyển đến nơi ở mới. Mặt khác, diện tích đất ở trên địa bàn hạn chế, chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp.

Đồng chí Hà Văn Khuê, Chủ tịch UBND xã Lũng Vân cho biết: "Những ngày cuối tháng 7 đã bắt đầu có những trận mưa lớn kéo dài, chính quyền địa phương và người dân thực sự rất lo lắng, bất an. Do thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai khó lường, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã mong muốn các cấp, ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ khảo sát các khu vực đảm bảo an toàn trên địa bàn. Hỗ trợ nguồn kinh phí để nhanh chóng di dời người dân ở các địa bàn nguy hiểm đến nơi an toàn trong mùa mưa lũ. Bên cạnh đó, xã cũng kêu gọi nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm. Qua đó đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại tối đa tài sản nhân dân. Đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.

 

Đức Anh


Các tin khác


Triển vọng từ mô hình lò đốt rác bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Việc xây dựng các lò đốt rác ở khu dân cư có ý nghĩa thiết thực, giúp nâng cao nhận thức, ý thức của người dân ở xã vùng sâu Gia Mô (Tân Lạc) trong bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn minh, hiện đại hơn.

Thẩm định 2 xã của huyện Lạc Thủy đạt chuẩn nông thôn mới

(HBĐT) - Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh vừa có buổi làm việc với BCĐ các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Lạc Thủy thẩm định 2 xã An Bình và Khoan Dụ đạt chuẩn NTM năm 2019.

Xã Nam Sơn chủ động phòng ngừa thiên tai

(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, địa hình xã Nam Sơn đa phần là đồi núi dốc, nền đất yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở khi mưa lớn kéo dài. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Qua đó đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại tài sản của nhân dân.

UBND tỉnh giao Sở TN&MT tham mưu đề xuất xem xét di chuyển các mỏ đá ra khỏi khu vực thị trấn Lương Sơn

(HBĐT) - Cử tri huyện Lương Sơn kiến nghị: Đề nghị chính quyền địa phương xem xét di chuyển mỏ đá ra khỏi khu vực thị trấn Lương Sơn để đảm bảo cảnh quan môi trường khu trung tâm thị trấn huyện, đủ tiêu chuẩn trở thành đô thị loại IV.

Huyện Lạc Sơn phát huy nội lực thực hiện tiêu chí nhà ở và vệ sinh môi trường nông thôn

(HBĐT) - Xác định nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, đổi mới, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể huyện Lạc Sơn đã huy động các nguồn vốn hỗ trợ để giúp nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên địa bàn huyện, nhà ở từng bước được người dân đầu tư xây dựng khang trang. Công tác xóa nhà tạm cho các gia đình chính sách, hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn được vay vốn về nhà ở được triển khai tích cực.

Huyện Lương Sơn tập trung nguồn lực cán đích nông thôn mới

(HBĐT) - Lương Sơn nằm ở cửa ngõ Hòa Bình nối Thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc. Trong những năm gần đây, nhờ triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn của huyện từng bước "thay da đổi thịt”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục