(HBĐT) - Ngày 19/8, UBND tỉnh họp Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng thuộc địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Dự hội nghị có đại diện các thành viên BCĐ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng cùng đại diện Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. 

Dự án hồ chứa Cánh Tạng là công trình trọng điểm của tỉnh, có quy mô lớn sau thủy điện Hòa Bình về di dân tái định cư (TĐC) trên địa bàn tỉnh ta tính từ trước đến nay, với khoảng 652 hộ phải di dời, TĐC, trong đó có 22 hộ TĐC tại chỗ. Dự án hồ Cánh Tạng có dung tích khoảng 95 triệu m3 nước, tổng diện tích khoảng 7 km2, bao gồm các hạng mục xây lắp như đập ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ. Tổng diện tích GPMB khoảng 1.238 ha, xây dựng 3 khu TĐC, hệ thống đường giao thông, tuyến đường điện... Tổng mức đầu tư của dự án 3.115 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2017 – 2022.

Tính đến thời điểm này, dự án đã giải phóng và bàn giao mặt bằng để xây dựng điểm tái định cư xóm Đá Mới, tại khu Đồng Xe thuộc xóm Đá; GPMB và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư hợp phần xây dựng công trình đầu mối ngày 10/8/2019 phần vai phải đập với diện tích 63,17 ha; di chuyển được 268 ngôi mộ; phần vai trái đã cơ bản kiểm đếm xong tài sản trên đất khoảng 50 hộ trong diện phải di dời.

Đối với phần quy hoạch và xây dựng các khu TĐC được chia làm 2 tiểu dự án. Trong đó, tiểu dự án số 01 sẽ được xây dựng điểm TĐC xóm Đá Mới, tại khu Đồng Xe (giai đoạn I). Đối với tiểu dự án này, ngày 6/7/2019 đã bàn giao mặt bằng và triển khai thi công, dự kiến hoàn thành và bàn giao công trình đưa vào sử dụng trước ngày 30/8/2019. Đối với tiểu dự án số 02, xây dựng 7 khu TĐC còn lại và giai đoạn II của Tiểu dự án số 01. Phần tiểu dự án 02 đang hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch chi tiết và lập dự án đầu tư. Đáng chú ý, đối với công tác giải ngân, hiện nay đã thực hiện 46 tỷ đồng, trong tổng số 780 tỷ đồng kế hoạch vốn năm 2019 và được đánh giá là chậm so với yêu cầu đặt ra.

Theo kế hoạch, trong công tác đền bù GPMB, dự kiến đến ngày 31/12/2019 sẽ hoàn thành đền bù, hỗ trợ TĐC và chi trả tiền đối với các hộ bị ảnh hưởng khu vực xóm Cát Trắng, khu Mỏ đất số 1 tại xóm Nhụn và các khu vực còn lại trên địa bàn xã Yên Phú; các phần còn lại thực hiện kiểm đếm tài sản trên đất các hộ bị ảnh hưởng sẽ hoàn thành vào ngày 30/8/2020.

Đối với xây dựng khu TĐC, tiểu dự án số 01 sẽ thi công hoàn thiện toàn bộ công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 15/10/2019, phần san nền xong trước ngày 10/9/2019. Với tiểu dự án số 02, đối với phần thi công xây dựng các điểm TĐC và các tuyến đường tránh ngập dự kiến hoàn thành ngày 30/11/2020.

Tại hội nghị, ngoài các mặt thuận lợi, các thành viên BCĐ đã nêu ra những khó khăn trong thực hiện hợp phần GPMB. Cụ thể, do dự án nhóm A mà thời gian thực hiện và hoàn thành ngắn, khoảng 3 năm. Khối lượng giải phóng mặt bằng lớn, di chuyển, TĐC nhiều hộ dân, địa bàn thực hiện rộng, địa hình đi lại khó khăn, phức tạp. Do đó, công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn do có nhiều sự thay đổi về chế độ, chính sách…

Kết luận tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, đến thời điểm này, dự án cơ bản đã đạt được kết quả bước đầu. Các ngành, địa phương vào cuộc tương đối tốt, giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ một số thủ tục tạo thuận lợi cho việc triển khai dự án. Tuy nhiên, trong thực hiện vẫn còn một số hạn chế, nhất là đơn vị tư vấn làm việc không có sự gắn kết, thống nhất với tỉnh, với huyện trong việc triển khai từ quy hoạch đến lập dự án,  hồ sơ đến thời điểm này chưa đạt yêu cầu đặt ra. Các phòng, ban cấp huyện dù cố gắng nhưng chất lượng chưa đồng đều, nhận thức về các nội dung liên quan còn có phần máy móc.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, trong thời gian tới, các đồng chí Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn, Yên Thủy tích cực vào cuộc đẩy nhanh tiến độ di dân. BQL Dự án có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các huyện xây dựng chi tiết kế hoạch triển khai các hạng mục từ nay cho đến hoàn thành dự án. Đẩy nhanh thực hiện dự án, chậm nhất đến ngày 30/3/2020 phải tiến hành đền bù xong dự án. 

Đối với quy hoạch dự án phải duyệt xong trong tháng 8/2019. Trong quý II/2021, phải thi công xong các khu TĐC, tạo điều kiện cho người dân làm nhà. Chậm nhất đến quý I/2022 phải chuyển dân đến nơi ở mới. Công tác phân lô, tái định cư cần thực hiện công khai, bốc thăm dân chủ, tính toán hợp lý về TĐC phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân. Các sở, ngành phối hợp, hỗ trợ các huyện giúp tháo gỡ nhanh những vướng mắc liên quan đến tiến độ, chất lượng dự án hồ Cánh Tạng.


Hồng Trung

Các tin khác


Động đất làm rung lắc ở Quảng Ninh

Người dân TP Uông Bí, Quảng Ninh cảm nhận rõ sự rung lắc khoảng 3 giây khi cơn động đất diễn ra, nhiều người chạy ra ngoài.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa dông, vùng núi mưa lớn

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên mực 1.500m nên trong chiều tối và đêm nay, mưa dông có khả năng mở rộng ra Bắc Bộ, riêng vùng núi phía bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Phòng trừ dịch bệnh vàng lá trên cây cam

(HBĐT) - Chúng tôi tìm đến vườn cam của hộ anh Nguyễn Xuân Trường ở xã Thu Phong (Cao Phong) - nông dân có thâm niên trồng cam trên địa bàn. Anh Trường cho biết: Nhà tôi có hơn 200 gốc cam năm thứ 6. Từ đầu năm, tôi thấy có hiện tượng vàng lá, rồi thời tiết thất thường. Biết là cây có nguy cơ bị bệnh nên tôi đã sử dụng nhiều thuốc để chữa. Với cam Canh, cam V2, cam Malaixia cơ bản chữa được. Riêng giống cam lòng vàng rất khó chữa do nhiễm vi rút. Đến nay, hơn 40 gốc cam lòng vàng đã bị hỏng do bệnh vàng lá gân xanh. Vụ cam năm ngoái, hơn 40 cây này cho năng suất khoảng hơn 1 tấn. Năm nay chắc chỉ được vài tạ. Mặt khác, quả còn bị "lệch tim” nên đến vụ rất khó bán. Anh Trường cho biết thêm: Hiện nay, không chỉ nhà tôi mà hầu hết các hộ trồng cam đều bị bệnh vàng lá, thối rễ. Tùy từng điều kiện chăm sóc, chọn giống… mà tỷ lệ cây bị bệnh khác nhau. Có hộ cây bị bệnh chiếm đến 70% số lượng cây.

Nhiều khó khăn xung quanh cung đường 438B dang dở

(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 438B đi qua 4 xã: Khoan Dụ, Liên Hòa, An Lạc, An Bình (Lạc Thủy) được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 31/12/2015, với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh từ năm 2016. Công trình được thi công từ tháng 11/2016 với thời gian thực hiện hợp đồng 42 tháng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2017, giá trị hoàn thành mới đạt 11,5/167,4 tỷ đồng, đạt 6,9%. Hai năm trở lại đây, dự án tạm thi công để lại sự ngổn ngang trên toàn tuyến trải dài 24,2 km, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho người dân trong sinh hoạt và đi lại hàng ngày.

Xã Vầy Nưa phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”

(HBĐT) - Vầy Nưa là xã vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc, nhân dân chủ yếu sinh sống dọc theo bờ sông Đà. Địa hình các xóm phần lớn là đồi, núi đá, độ dốc cao nên khi có mưa bão thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở, đá lăn. Vào mùa khô thường có nắng hạn kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hàng năm, UBND xã chỉ đạo các thôn, xóm chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó với các tình huống, từ đó hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

Miền bắc nắng nóng gay gắt hết ngày mai

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây kết hợp với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên ở Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng gay gắt, có nơi hơn 38 độ C. Đợt nắng nóng này khả năng kéo dài đến ngày mai ở Bắc Bộ; ở Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài nhiều ngày tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục