(HBĐT) - Trong những năm qua, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư hoàn chỉnh, phục vụ hoạt động của các cơ quan Nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong trao đổi, giao dịch, cải cách thủ tục hành chính. Công tác ứng dụng CNTT tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả, góp phần phục vụ cải cách hành chính trong các cấp, ngành.
Cán bộ UBND xã Thu Phong (Cao Phong) ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Đến nay, 100% sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đã có máy chủ, mạng nội bộ (LAN) và kết nối internet băng thông rộng (ADSL, FTTH); mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được triển khai tại 63 điểm; tổng số máy tính trang bị cho cán bộ, công chức cấp tỉnh đạt 96%, cấp huyện, thành phố đạt 88%.
Trong hoạt động của cơ quan Nhà nước, hệ thống văn bản điều hành được triển khai tới tất cả sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố. Theo kết quả thống kê, hầu hết cơ quan, đơn vị đã sử dụng phần mềm vào xử lý công việc hàng ngày, đạt được hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí giấy tờ, tài liệu... Điển hình như các đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: KH&CN, Nội vụ, Tài chính, TT&TT...; 80% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo sở, ngành, các huyện được đưa lên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của các đơn vị; 60% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan Nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử.
Hệ thống thư điện tử của tỉnh đã cấp gần 8.000 địa chỉ thư điện tử. Trong đó, số cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện được cấp thư điện tử chiếm tỷ lệ 100%. Việc ứng dụng thư điện tử trong hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan ngày càng phổ biến. Tỷ lệ trung bình cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc đạt 80%. Các loại văn bản thường được trao đổi qua thư điện tử như: thông báo, giấy mời, thông báo kết luận, văn bản nội bộ, lịch công tác, công văn, văn bản quy phạm pháp luật… Hiện tại, 32/32 sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố được cấp, phát và hướng dẫn sử dụng chữ ký số chuyên dùng để trao đổi văn bản điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành.
Ngoài ra, các phần mềm quản lý tập trung, quản lý ngành cũng được các đơn vị đầu tư ứng dụng như: Phần mềm quản lý hồ sơ cán bộ, công chức của Sở Nội vụ; phần mềm về tiếp công dân và xử lý đơn thư của Thanh tra tỉnh; phần mềm cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, cấp chứng chỉ môi giới và định giá bất động sản của Sở Xây dựng; phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch của Sở Tư pháp… Các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản như: quản lý nhân sự, quản lý tài chính - kế toán, quản lý tài sản cố định… được các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố triển khai sử dụng, góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành.
Bên cạnh đó, hoạt động ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) được chú trọng. Qua khảo sát, 90% cán bộ, doanh nghiệp nhận thức được lợi ích ứng dụng TMĐT, 80% doanh nghiệp tiến hành giao dịch TMĐT. Trong đó, 70% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; trên 30% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; trên 30% doanh nghiệp tham gia các website TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; trên 20% doanh nghiệp ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hà Thu
(HBĐT) - Ngày 15/8, Sở KH&CN phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ KH&CN tổ chức Hội thảo "Nâng cao năng lực xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” cho cán bộ quản lý các sở, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và cơ sở nghiên cứu đào tạo của tỉnh.
Người dân TP Uông Bí, Quảng Ninh cảm nhận rõ sự rung lắc khoảng 3 giây khi cơn động đất diễn ra, nhiều người chạy ra ngoài.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua Bắc Bộ kết hợp với hội tụ gió trên mực 1.500m nên trong chiều tối và đêm nay, mưa dông có khả năng mở rộng ra Bắc Bộ, riêng vùng núi phía bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
(HBĐT) - Chúng tôi tìm đến vườn cam của hộ anh Nguyễn Xuân Trường ở xã Thu Phong (Cao Phong) - nông dân có thâm niên trồng cam trên địa bàn. Anh Trường cho biết: Nhà tôi có hơn 200 gốc cam năm thứ 6. Từ đầu năm, tôi thấy có hiện tượng vàng lá, rồi thời tiết thất thường. Biết là cây có nguy cơ bị bệnh nên tôi đã sử dụng nhiều thuốc để chữa. Với cam Canh, cam V2, cam Malaixia cơ bản chữa được. Riêng giống cam lòng vàng rất khó chữa do nhiễm vi rút. Đến nay, hơn 40 gốc cam lòng vàng đã bị hỏng do bệnh vàng lá gân xanh. Vụ cam năm ngoái, hơn 40 cây này cho năng suất khoảng hơn 1 tấn. Năm nay chắc chỉ được vài tạ. Mặt khác, quả còn bị "lệch tim” nên đến vụ rất khó bán. Anh Trường cho biết thêm: Hiện nay, không chỉ nhà tôi mà hầu hết các hộ trồng cam đều bị bệnh vàng lá, thối rễ. Tùy từng điều kiện chăm sóc, chọn giống… mà tỷ lệ cây bị bệnh khác nhau. Có hộ cây bị bệnh chiếm đến 70% số lượng cây.
(HBĐT) - Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 438B đi qua 4 xã: Khoan Dụ, Liên Hòa, An Lạc, An Bình (Lạc Thủy) được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2923/QĐ-UBND ngày 31/12/2015, với tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh từ năm 2016. Công trình được thi công từ tháng 11/2016 với thời gian thực hiện hợp đồng 42 tháng. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/9/2017, giá trị hoàn thành mới đạt 11,5/167,4 tỷ đồng, đạt 6,9%. Hai năm trở lại đây, dự án tạm thi công để lại sự ngổn ngang trên toàn tuyến trải dài 24,2 km, gây nhiều khó khăn, bức xúc cho người dân trong sinh hoạt và đi lại hàng ngày.
(HBĐT) - Vầy Nưa là xã vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc, nhân dân chủ yếu sinh sống dọc theo bờ sông Đà. Địa hình các xóm phần lớn là đồi, núi đá, độ dốc cao nên khi có mưa bão thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở, đá lăn. Vào mùa khô thường có nắng hạn kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hàng năm, UBND xã chỉ đạo các thôn, xóm chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó với các tình huống, từ đó hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.