Bệnh sẽ tiếp tục tăng nhanh tỷ lệ hại và diện phân bố trong thời gian tới nếu không có biện pháp quản lý kịp thời. Bên cạnh đó, rầy lứa 6 tiếp tục rộ, từ nay đến ngày 5/9 sẽ là cao điểm phát sinh gây hại, mật độ và diện phân bố tăng nhanh trên các trà lúa. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng của huyện, UBND xã, phường, thị trấn giám sát đồng ruộng; phân loại giống nhiễm, thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm, nắm chắc diễn biến, cảnh báo và hướng dẫn nông dân các biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả. Thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật phòng trừ từng đối tượng cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc bảo vệ thực vật ở cơ sở, xử lý nghiêm việc buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng, tăng giá thuốc bất hợp lý. Chủ động nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ công tác thông tin tuyên truyền, vật tư, phương tiện giúp nông dân phòng trừ dịch hại, tránh lây lan bùng phát trên diện rộng.
Nông dân xã Yên Mông (TP Hòa Bình) chăm sóc, phòng chống sâu bệnh hại lúa vụ mùa.
Sở NN&PTNT cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc sở tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; kiên quyết xử lý theo quy định của pháp luật các cơ sở sản xuất – kinh doanh, buôn bán thuốc giả, kém chất lượng, hết hạn sử dụng, thuốc ngoài danh mục. Huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật hướng dẫn công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo và chỉ đạo phòng, chống sinh vật gây hại…
H.N