(HBĐT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn xã Đồng Chum (Đà Bắc) xảy ra mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày gây tình trạng sạt lở đất, đá.


Trong đó, tại các xóm: Mới, Nà Lốc, Cọ Phụng… xuất hiện nhiều vết rạn, nứt mới tại khu vực chân đồi tiềm ẩn nguy cơ sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của 23 hộ dân, 103 nhân khẩu. Trước thực tế trên, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã kịp thời nắm tình hình, thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản nhân dân.

Khảo sát thực tế tại xóm Mới, khu vực có 20/23 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao. Qua tìm hiểu được biết, đây là khu vực có địa hình phức tạp, nền đất yếu và nhiều đồi dốc cao. Do diện tích đất ở hạn hẹp, nhiều hộ dân lựa chọn sinh sống tại chân đồi hoặc ven sườn núi. Trong đó, hầu hết là nhà sàn, nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn nguy cơ đổ sập khi xảy ra mưa to, gió lớn. Hoàn lưu bão số 3 vừa qua đã gây ra mưa lớn khiến khối lượng đất, đá từ trên đồi cao sạt xuống, rất may không có thiệt hại về người và tài sản. Ông Xa Văn Thời, Bí thư chi bộ xóm Mới cho biết: "Ngay khi xảy ra mưa lớn vào ngày 3/8, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã huy động các lực lượng nhanh chóng di dời 10 hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở để cảnh báo người dân không di chuyển qua lại. Do chủ động nắm tình hình và thực hiện hiệu quả các giải pháp nên không có thương vong và thiệt hại về nhà cửa, hoa màu”.


Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã Đồng Chum (Đà Bắc) kiểm tra khu vực sạt lở tại xóm Mới.

Theo ông Xa Văn Sại ở xóm Mới, từ năm 2017 đến nay, hễ cứ mưa lớn phía sau nhà ông lại xảy ra tình trạng sạt lở đất, đá xuống gầm sàn. Người dân cảm thấy bất an và thực sự lo lắng khi phải tiếp tục sinh sống tại đây. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có điều kiện để di chuyển ra nơi khác sinh sống. Bà con mong muốn các cấp, ngành chức năng quan tâm, hỗ trợ giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản cho các gia đình sinh sống tại khu vực này.

Để chủ động ứng phó với thiên tai, ngay sau khi hoàn lưu bão số 3 đi qua, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tiếp tục tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu trên địa bàn. Theo đó, tích cực tuyên truyền người dân gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa to, gió lớn. Khi xảy ra thiên tại thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. Phân công thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN bám địa bàn để kịp thời hỗ trợ, xử lý các sự cố bất ngờ. Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện hiệu quả việc cứu hộ, cứu nạn. Đảm bảo lương thực, thực phẩm đầy đủ trong thời gian xảy ra mưa lũ.

Đối với 3 xóm trong vùng có nguy cơ sạt lở cao, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình và khoanh vùng khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, đá. Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động di chuyển đến nơi an toàn khi xảy ra mưa lớn kéo dài.

Đồng chí Lường Văn Thịnh, Chủ tịch UBND xã Đồng Chum cho biết: "Từ đầu mùa mưa bão đến thời điểm này, nhờ thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai nên trên địa bàn xã chưa có thiệt hại lớn về tài sản, không xảy ra thương vong. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại các xóm: Mới, Nà Lốc, Cọ Phụng… đã phát hiện những dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Trước tình hình đó, xã đã báo cáo UBND huyện để có phương án, giải pháp xử lý kịp thời. Mong muốn trong thời gian sớm nhất, các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ địa phương kinh phí để di chuyển các hộ dân đến nơi ở mới an toàn. Qua đó, đảm bảo tuyệt đối về người và tài sản của nhân dân”.


Đức Anh


Các tin khác


Người dân xóm Dụ Phượng bức xúc vì cơ sở tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn đề nghị của các hộ dân xóm Dụ Phượng, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) phản ánh về việc từ ngày Công ty TNHH chế biến nông sản Hoàng Loan - khu công nghiệp Mông Hóa (Kỳ Sơn) cho ông Nguyễn Xuân Thủy thuê nhà xưởng để sản xuất, tái chế nguyên liệu bao bì bẩn thành hạt nhựa đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục hộ dân ở xóm Dụ Phượng và Nai Bẵn.

56 tổ chức, cá nhân ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu

(HBĐT) - Ngày 26/8, tại huyện Tân Lạc, Cục QLTT đã tổ chức hội nghị tuyên truyền các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng tới 56 tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh về xăng dầu, khó dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ mùa

(HBĐT) - Theo thông tin của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, hiện nay, bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn xuất hiện gây hại mạnh trên giống nhiễm vùng ổ bệnh cũ.

Nỗ lực cao nhất đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân

(HBĐT) - Trong những ngày này, người dân trên địa bàn TP Hòa Bình gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày do Công ty CP nước sạch Hòa Bình điều tiết lưu lượng nước và tạm ngừng cấp nước. Để có thông tin rõ hơn về việc này, phóng viên Báo Hòa Bình đã gặp, trao đổi với đơn vị chức năng và được biết: Ngày 1/8/2019, Công ty Thủy điện Hòa Bình có công văn gửi Công ty CP nước sạch Hòa Bình về việc sửa chữa thiết bị hệ thống cấp nước tự chảy từ hồ thủy điện Hòa Bình.

Không chủ quan, lơ là với thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Theo thông tin của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, từ cuối tháng 7 đến trung tuần tháng 8/2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 2 đợt mưa diện rộng và 1 đợt nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất ngày từ 37 - 39 độ. Tổng lượng mưa tháng ở mức cao hơn trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, từ 300 - 400 mm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục