(HBĐT) - Sáng 5/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới đến hết năm 2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

 


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị. 

Chương trình mở rộng quy mô VS&NSNT dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng thế giới (WB) được bắt đầu triển khai từ năm 2016 với tổng nhu cầu vốn là 271.960 triệu đồng, trong đó, vốn WB 249.289 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương 22.671 triệu đồng. Chương trình được triển khai làm 3 hợp phần gồm: Cấp nước nông thôn với tổng kinh phí 217.166 triệu đồng; vệ sinh nông thôn với tổng kinh phí là 32.833 triệu đồng; nâng cao năng lực, truyền thông, giám sát và đánh giá chương trình, tổng kinh phí là 21.960 triệu đồng.

Theo báo cáo đánh giá, tới nay đã có trên 168.635 triệu đồng được chuyển về tài khoản, phân bổ cho 3 ngành NN&PTNT, Y tế, GD&ĐT để triển khai chương trình. Tuy nhiên mới giải ngân được hơn 60.952 triệu đồng, đạt 36,14%. Như vậy tiến độ rất chậm.

Cụ thể: Các hoạt động về đầu tư xây dựng trạm y tế do Sở Y tế làm chủ đầu tư triển khai chậm, chưa có công trình nào được hoàn thành (0/85); Sở NN&PTNT mới thực hiện đấu nối nuớc sinh hoạt tới được 5.763/13.800 hộ dân; ngành GD&ĐT tới nay đã khởi công được 70/77 công trình, đã hoàn thành và bàn giao 20 công trình, các công trình còn lại đang hoàn thiện, lắp đặt thiết bị vệ sinh.

Kế hoạch năm 2020, phấn đấu hoàn thành 13.800/13.800 đấu nối cấp nước đến các hộ gia đình; hoàn thành các hoạt động để đạt được vệ sinh toàn xã là 60 xã; hoàn thành số công trình vệ sinh trường học được xây mới và cải tạo là 96 công trình; hỗ trợ hoàn thành số công trình vệ sinh hộ gia đình được xây mới và cải tạo là 8.850 công trình; tiếp tục tuyên truyền để nâng cao năng lực truyền thông, giám sát, theo dõi và đánh giá của chương trình. Trong đó, tổng vốn thực hiện của năm 2020 (bao gồm cả vốn điều chuyển từ năm 2019 sang) là 202.315 triệu đồng.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các sở, ngành đã báo cáo làm rõ kết quả thực hiện tới hết năm 2019, phân tích nguyên nhân chậm tiến độ giải ngân, chậm tiến độ thi công; đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công nhằm đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: So với các tỉnh cùng thực hiện thì chương trình triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có khả quan hơn. Tuy nhiên, thời gian qua, việc triển khai chương trình còn chậm, việc triển khai thực hiện lúng túng. Do đó cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, thời gian tới phải tập trung triển khai nhanh các dự án đã và đang thực hiện.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Ngành GD&ĐT đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình vệ sinh ở các trường học; ngành Y tế tập trung xây dựng hoặc cải tạo nhà tiêu hộ gia đình, công trình cấp nước và vệ sinh trạm y tế xã; Sở NN&PTNT tiếp tục triển khai nhanh các dự án cấp nước sạch nông thôn. Việc thi công phải đảm bảo liên tục và theo đúng chương trình được duyệt. Việc điều chỉnh sẽ được thực hiện sao cho hợp lý không là lực cản làm chậm tiến độ các công trình. Các sở, ngành và địa phương, thành viên Ban điều hành chương trình tăng cường phối hợp chặt chẽ để thực hiện các nội dung theo kế hoạch đã ban hành. Đồng thời, kiên quết với những nhà thầu kém năng lực; bố trí kinh phí cho công tác tuyên truyền, thực hiện khéo léo việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án để thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.

Hồng Trung

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục