(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, địa hình chia cắt, độ dốc cao, thường xuyên xảy ra trượt sạt, đá lở, đá lăn, lũ ống, lũ quét, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, tài sản và người dân. UBND huyện Đà Bắc chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) theo phương châm "4 tại chỗ”, trong đó, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai, bất trắc có thể xảy ra, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, mưa lũ.



Đường 433 đi qua địa bàn huyện Đà Bắc có nguy cơ trượt sạt, gây nguy hiểm, ách tắc giao thông vào mùa mưa lũ năm 2020. 

Đồng chí Đặng Minh Tấn, Chủ tịch UBND xã Nánh Nghê cho biết: Xã Nánh Nghê là địa bàn nằm trong vùng trọng điểm nguy cơ cao thiên tai. Hàng năm, lũ ống, lũ quét, trượt sạt xảy ra nghiêm trọng, nhiều ngầm tràn bị đánh hỏng hoàn toàn, nhiều khu vực bị đá lở, đá lăn. Thời điểm tháng 10/2019, trên địa bàn xã xảy ra vụ đá lăn vào nhà dân tại xóm Duốc làm chết 1 người. Qua rà soát, trên địa bàn còn hơn 70 hộ dân ở khu vực nguy cơ cao như Duốc, Cơi, Bưa Xen. Theo chỉ đạo của UBND huyện, xã đã rà soát, cảnh báo cho người dân những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét và trượt sạt đất, đá; chủ động di dời người, tài sản đến nơi an toàn; kiên quyết không để hộ dân nào sống trong vùng nguy hiểm ven suối, sườn núi, đồi tiềm ẩn nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét. 
Đồng chí Phạm Minh Sơn, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết:  Những năm qua và từ đầu năm đến nay, thời tiết có biểu hiện bất thường, mưa đá, lũ nhỏ đã xuất hiện. Thiên tai, mưa lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Năm 2019, thiên tai, mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện làm chết 1 người, sạt lở đất vào 39 nhà; tốc mái 52 nhà; 10,7 ha lúa vị vùi lấp, lũ quét; 2 ha rừng trồng bị thiệt hại trên 70%. Hạ tầng giao thông, thủy lợi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đường 433 - tuyến đường độc đạo đi các xã vùng cao của huyện và nhiều tuyến đường liên xã bị sạt lở, xói mòn, hư hỏng, chia cắt do mưa lũ... Giá trị thiệt hại khoảng 7,4 tỷ đồng. Qua rà soát, trên địa bàn huyện có hàng trăm điểm nguy cơ trượt sạt đất, đá. Trong đó, tình trạng đá lở, đá lăn, lũ ống, lũ quét xảy ra phổ biến tại các xã vùng cao như: Nánh Nghê, Mường Chiềng, Đồng Ruộng, Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Trung Thành, Đoàn Kết…  
Chủ tịch UBND huyện đã ban hành chỉ thị, kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ về PCTT&TKCN năm 2020. Theo đó yêu cầu: UBND các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị thực hiện các văn bản, chỉ thị, kế hoạch của tỉnh, huyện về công tác PCTT&TKCN. Xây dựng các phương án, bố trí lực lượng sát với thực tế và điều kiện từng vùng, từng địa phương. Tổ chức các lực lượng xung kích thường trực, sẵn sàng cơ động và ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra; duy trì chế độ trực ban 24h/ngày trong mùa mưa, bão. Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng theo kế hoạch. Các xã vùng ven hồ sông Đà phải thường xuyên kiểm tra, quản lý tốt thuyền bè; nghiêm cấm thuyền bè hoạt động không đảm bảo an toàn, không được hoạt động xa bờ khi có mưa to, gió lớn. Kiểm tra, xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Phòng, chống thiên tai, cố tình lấn chiếm, làm nhà, lều, quán, công trình phụ trái phép trong hành lang an toàn đập, làm cản trở dòng chảy ở các công trình thoát lũ, hoàn trả hiện trạng trước ngày 10/5/2020. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn có biện pháp cưỡng chế nếu các tổ chức, cá nhân không chấp hành, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện nếu không chỉ đạo xử lý dứt điểm xong trước ngày 10/5/2020.
Huyện tập trung kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn, lập phương án cụ thể di dời dân đến nơi an toàn. Đối với các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc vùng mới di dân tái định cư, thường xuyên kiểm tra theo dõi các hiện tượng bất thường để chủ động phòng tránh, sẵn sàng di dời người dân đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản. Cấp xã, thôn tổ chức các đội xung kích ứng trực, quan sát và kịp thời cảnh báo các sự cố thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, kịp thời thông báo tới hộ dân trong vùng nguy hiểm để chủ động phòng tránh. Huyện cũng đã xây dựng các phương án bảo đảm thông tin, liên lạc phục vụ công tác điều hành, xử lý nhanh nhất các tình huống trượt sạt, ách tắc giao thông phát sinh, nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, mưa lũ gây ra...

L.C

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục