(HBĐT) - Chất lượng chương trình truyền hình được nâng cao, âm thanh, hình ảnh trung thực, sắc nét; số lượng kênh chương trình, hiệu quả sử dụng tần số truyền hình tăng lên... là những bước chuyển mạnh mẽ hệ thống PT-TH khi thực hiện số hóa theo lộ trình của Chính phủ. Đồng chí Tô Duy Nhất, Giám đốc Đài PT-TH tỉnh cho biết: Vào quý IV/2020, Đài PT-TH Hòa Bình sẽ triển khai giải pháp đầu tư thiết bị kỹ thuật và áp dụng có hiệu quả kỹ thuật khoa học công nghệ mới.


Cán bộ Phòng Kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng (Đài PT-TH tỉnh) thực hiện truyền dẫn, phát sóng các chương trình đảm bảo chất lượng đến khán, thính giả. 

Điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi khiến công tác, hoạt động tuyên truyền của Đài PT-TH gặp khá nhiều khó khăn, nhất là đối với hệ thống truyền dẫn phát sóng, do địa hình chia cắt, đồi núi phức tạp. Trên địa bàn tỉnh có 47 trạm phát lại truyền hình, 16 đài truyền thanh cơ sở, 17 đài phát thanh, 130 đài phát thanh xã, phường, cùng hàng nghìn cụm loa truyền thanh FM. Các trạm phát sóng chủ yếu được đầu tư từ các dự án, nhưng do thời gian đã lâu, thiết bị cơ sở vật chất xuống cấp, chất lượng không đảm bảo. Bên cạnh đó, hệ thống thiết bị sản xuất chương trình chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Đơn cử về quy trình sản xuất đã đạt chuẩn HD 720p, nhưng đầu ra phát sóng chỉ đạt chuẩn SD do thiết bị chưa đồng bộ.

Quá trình số hóa truyền hình đã và đang phủ sóng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hòa Bình nằm trong giai đoạn IV "Đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020", bắt đầu thực hiện từ năm 2018 và kết thúc vào năm 2020. Trước đó, căn cứ vào Quyết định số 2541, ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đơn vị đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch lộ trình triển khai thực hiện số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020; phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất, đầu tư hệ thống thiết bị công nghệ sản xuất chương trình đồng bộ số hóa theo lộ trình số hóa của Chính phủ.

Cũng theo đồng chí Giám đốc Đài PT-TH tỉnh, lộ trình số hóa thực chất là thay đổi thiết bị công nghệ một cách đồng bộ (từ tiền kỳ - sản xuất chương trình - truyền dẫn phát sóng - hệ thống lưu trữ...) nhằm nâng cao chất lượng các chương trình phù hợp với xu thế phát triển chung. Để thực hiện lộ trình đúng theo quy định, đơn vị đã từng bước đầu tư về trang thiết bị, kỹ thuật. Xây dựng dự án và trình UBND tỉnh về đầu tư mua sắm hệ thống thiết bị sản xuất chương trình truyền hình theo công nghệ số hóa. Rà soát, sắp xếp, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, đặc biệt là bộ phận truyền dẫn phát sóng, để khi thực hiện lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng có thể chuyển đổi vị trí cho phù hợp. Đơn vị cũng triển khai lắp đặt và đưa vào sử dụng có hiệu quả cột phát sóng cao 125 m, do Đài Truyền hình Việt Nam hỗ trợ trên đỉnh dốc Cun, để mở rộng vùng phủ sóng, làm cơ sở để phối hợp với các đơn vị đã được cấp phép triển khai lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất.

Hiện tại, việc triển khai lắp đặt máy phát hình kỹ thuật số mặt đất công nghệ DVB-T2, công suất 2 kW tại Đài PT-TH tỉnh đã hoàn tất các thủ tục, trình tự. Tỉnh đã đồng ý chủ trương đầu tư máy phát thanh FM5 kW, tần số 105 MHZ phục vụ phát sóng chương trình phát thanh. Dự kiến 2 dự án phát sóng trên sẽ hoàn thành lắp đặt vào tháng 8, là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 và Quốc khánh 2/9. Đối với đầu tư mua sắm hệ thống thiết bị sản xuất chương trình theo công nghệ số hóa đã thực hiện đảm bảo theo trình tự, chờ UBND tỉnh phê duyệt. Không bao lâu nữa, khi ứng dụng chuyển đổi công nghệ, đơn vị sẽ sản xuất và phát sóng các chương trình PT-TH có chất lượng cao trên vệ tinh và truyền hình số mặt đất, hoà vào mạng phát sóng quốc gia. Đồng thời, cung cấp cho khán giả trong tỉnh, trong nước, thế giới những chương trình đảm bảo cả về nội dung, hình thức thể hiện, phục vụ tốt công tác tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền địa phương và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, thu hút ngày càng đông đảo người theo dõi. Cùng với chất lượng tiêu chuẩn HD, thời lượng phát sóng mỗi ngày của Đài PT-TH tỉnh sẽ tăng khoảng 4 lần đối với phát thanh, chương trình truyền hình tự sản xuất tăng từ 7 giờ/ngày lên trên 10 giờ/ngày trong tổng thời lượng phát sóng hơn 18 giờ/ngày.


 Bùi Minh

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục