(HBĐT) - Không chỉ các tuyến đường liên xóm, liên huyện, mà cả quốc lộ 12B và đường Hồ Chí Minh cũng phải oằn mình vì xe quá tải chở đất (người dân địa phương gọi là quặng hoặc đất hiếm) từ các xã: Vũ Bình, Ân Nghĩa, Yên Nghiệp (Lạc Sơn) về các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Thực trạng này đã kéo dài nhiều năm qua, không chỉ làm chảy máu tài nguyên, khoáng sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông mà còn gây thất thu cho NSNN, ảnh hưởng lòng tin trong Nhân dân đối với công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trên địa bàn.


Xe quá tải chở đất từ khu vực hồ Re, xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) ra đường 12B.

Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi dễ dàng tìm được tuyến đường có tên gọi khá lạ lẫm "đường chạy quặng”. Đó là tuyến đường nối liền hồ Át, xã Vũ Bình và hồ Re, xã Ân Nghĩa để các xe chở đất ra quốc lộ 12B và đường Hồ Chí Minh. Dễ dàng tìm được bởi chỉ cần "bám” theo những chiếc xe ben trọng tải lớn mà người dân ở đây vẫn gọi là "xe 4 chân”, hoặc "xe 6 chân” là đến những điểm khai thác đất trái phép. Trên đường vào khu vực hồ Re, hồ Át, nhiều lần xe chúng tôi phải nép vào lề đường để tránh những chiếc xe ben ì ạch chở đến 50 - 60 m3 đất đi ngược chiều. Người dân địa phương cho biết, ngày nào cũng vậy, ít thì 15 - 20 lượt xe, nhiều thì 35 - 40 lượt xe chở đất qua đây, đường nát hết rồi.

Qua tìm hiểu thực tế tại địa bàn 2 xã Ân Nghĩa và Yên Nghiệp cho thấy, tình trạng khai thác, bán đất có 2 dạng. Đối với dân cư, nhiều hộ lấy danh nghĩa san, hạ, cải tạo mặt bằng đất vườn, đất ruộng, nhưng thực chất là lấy đất bán đi nơi khác. Ở đây có cả "đầu nậu", chuyên thu gom và mối lái để bán đất với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/m3. Đối với doanh nghiệp thì lợi dụng danh nghĩa nạo vét bồi lắng, mở rộng lòng hồ, nhưng mục đích chính vẫn là bán đất.

Theo UBND huyện Lạc Sơn, những năm gần đây, trên địa bàn huyện có 2 đơn vị được cấp phép hoạt động nạo vét và khai thác đất san lấp (tại 3 điểm), gồm: Theo Quyết định số 43/QĐ-SNN, ngày 15/1/2018 của Sở NN&PTNT, Công ty TNHH Đức Lợi Hòa Bình được phê duyệt phương án nạo vét hồ Át, xã Vũ Lâm, được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác đất san lấp số 63/GP-UBND, ngày 21/4/2018, diện tích khai thác 69.029 m2, khối lượng 48.392 m3, thời gian khai thác đến hết ngày 15/1/2019. Trước đó, theo Quyết định số 1146/QĐ-SNN, ngày 29/12/ 2016 của Sở NN&PTNT, Công ty TNHH Đức Lợi Hòa Bình được thực hiện phương án nạo vét lòng hồ Mu Mạ (xã Yên Nghiệp), được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác đất san lấp số 48/GP-UBND, ngày 1/6/2017, thời gian thực hiện từ ngày 1/6/2016 đến hết ngày 31/12/2017. Sau đó được gia hạn nạo vét đến hết ngày 31/12/2019.

Công ty TNHH MTV Bình Thịnh Hưng được Sở NN&PTNT phê duyệt phương án nạo vét mở rộng hồ Re (xã Ân Nghĩa) tại Quyết định số 701/QĐ-SNN, ngày 12/8/2016; được UBND tỉnh cấp Giấy phép khai thác đất san lấp số 102/GP-UBND, ngày 28/9/2016. Sau đó được UBND tỉnh gia hạn lần 1 đến hết ngày 2/10/2017, gia hạn lần 2 đến hết ngày 30/4/2019.

Từ các văn bản trên cho thấy, cả hai doanh nghiệp Công ty TNHH Đức Lợi Hòa Bình và Công ty TNHH MTV Bình Hưng Thịnh đều đã hết thời hạn hoạt động nạo vét, san lấp tại các hồ Át, Re, Mu Mạ. Tuy nhiên, đến nay, tại những hồ thủy lợi này, các phương tiện, máy móc vẫn đang hoạt động, nhiều xe ô tô trọng tải lớn vẫn đến đây vận chuyển đất đi các tỉnh khác.

Một số văn bản của UBND huyện Lạc Sơn cũng nhận định: "Việc nạo vét bồi lắng, mở rộng lòng hồ, nâng cao khả năng tích chứa nước là cần thiết, nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu cho nông nghiệp, phát triển KT-XH, ổn định đời sống Nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, các đơn vị chưa thực hiện đúng phương án đã được phê duyệt, chủ yếu là khai thác đất san lấp mang đi nơi khác, còn đất bùn thì không nạo vét; thi công ra ngoài phạm vi lòng hồ, không tạo taluy, mặt nền, mà thi công tạo thành các hố sâu không đảm bảo an toàn cho người và động vật, ảnh hưởng đến môi trường, ANTT; xe chở đất có trọng tải lớn làm hư hỏng đường, thi công vào giờ cao điểm gây bức xúc cho người dân địa phương".

Thời gian qua, UBND huyện Lạc Sơn đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường đối với chính quyền địa phương, chấn chỉnh các hành vi vi phạm như: thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường trên địa bàn; ban hành văn bản về tăng cường công tác kiểm tra việc tự san ủi, chuyển mục đích sử dụng đất, khai thác, vận chuyển đất trái phép. Trong năm 2018, đã tiến hành 4 cuộc kiểm tra, phát hiện 5 trường hợp san hạ mặt bằng, khai thác đất trái phép, yêu cầu UBND các xã, thị trấn xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả theo thẩm quyền. Năm 2019, xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu khôi phục lại hiện trạng mặt bằng 1 trường hợp tại xã Ân Nghĩa. Đồng thời, có báo cáo đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo tạm dừng, không gia hạn cấp phép nạo vét, khai thác đất san lấp đối với các đơn vị không thực hiện đúng như phương án đã được phê duyệt, khi thi công nạo vét các công trình hồ, đập trên địa bàn.

Thực tế cho thấy, tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng thi công nạo vét mở rộng hồ thủy lợi, khai thác đất san lấp và các hộ dân san hạ mặt bằng trái phép để bán đất cho tổ chức, cá nhân vận chuyển đi nơi khác cũng đã được kiểm tra, xử lý, nhắc nhở... nhưng vẫn chỉ là "bắt cóc bỏ đĩa”, thực trạng vẫn diễn ra phức tạp và kéo dài. Trên địa bàn không ít điểm gom đất với hàng trăm m3; không ít đất ruộng, đất vười đang bị đào bới, san ủi, nhiều công trình thủy lợi đã hết thời hạn nạo vét, mở rộng, nhưng vẫn rầm rộ máy xúc, ô tô, đã dẫn đến làm biến dạng địa hình, biến dạng công trình, suy giảm chất lượng đất, vi phạm các quy định về quản lý đất đai, tài nguyên và môi trường; làm thất thu NSNN; xe quá tải vận chuyển đất làm ảnh hưởng lớn đến kết cấu hạ tầng giao thông… Thực trạng đó rất cần sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các cấp, các ngành để sớm chấm dứt tình trạng "chảy máu” tài nguyên, khoáng sản ở huyện Lạc Sơn.

Đ.P


Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục