(HBĐT) - Tỉnh có tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 298.013 ha, chiếm 64,66%. Diện tích quy hoạch rừng sản xuất 149.429 ha, chiếm 51,7% tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp. Để nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp thì việc quản lý, nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp được coi là biện pháp quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế tại tỉnh, tỷ lệ giống cây lâm nghiệp có chất lượng tốt được người trồng rừng sử dụng chỉ chiếm khoảng dưới 40%. Người dân chủ yếu sử dụng nguồn giống kém chất lượng, không rõ xuất xứ hoặc tự ươm.



Hiện nay, các cơ sở cung cấp giống cây lâm nghiệp chủ yếu do hộ gia đình ươm. (Ảnh chụp tại thôn Sỏi, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy).

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT), toàn tỉnh hiện có 58 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp (8 tổ chức và 50 hộ gia đình). Trung bình mỗi năm, các cơ sở sản xuất từ 10 - 12 triệu cây giống các loại. Từ đầu năm đến nay, các cơ sở gieo ươm được 23 triệu cây giống các loại cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp. Nhờ đó, một số công ty, cơ sở sản xuất sử dụng phương pháp nuôi cấy mô, gieo ươm bằng hạt giống nhập khẩu có nguồn gốc rõ ràng, trong đó tiêu biểu như Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.

Ông Nguyễn Khương Lâm, Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình chia sẻ: Trung bình mỗi năm, công ty sản xuất khoảng 9 triệu cây giống lâm nghiệp các loại, trong đó, bằng phương pháp nuôi cấy mô là 4 triệu cây; gieo ươm hạt nhập khẩu có xuất xứ rõ ràng khoảng 5 triệu cây. Giá bán 1 cây giống theo phương pháp nuôi cấy mô là 3.000 đồng/cây; cây giống gieo ươm bằng hạt có giá 1.400 đồng/cây. Tuy nhiên, hiện, 100% giống cây lâm nghiệp sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô được công ty sử dụng để trồng rừng sản xuất và tiêu thụ tại các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Phú Thọ…, 80% giống cây gieo ươm được người dân trong tỉnh sử dụng. Công ty phấn đấu đến năm 2021 sản xuất trên 17 triệu cây giống lâm nghiệp các loại theo phương pháp nuôi cấy mô, quy mô đầu tư khoảng 70 tỷ đồng.

Chất lượng giống cây lâm nghiệp từng bước được cải thiện, tuy nhiên, số lượng giống chất lượng cao còn ít, giá thành cao. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh nhiều vườn ươm do người dân tự phát làm theo thời vụ, ươm giống theo kinh nghiệm, dẫn tới chất lượng kém, giá thành rẻ, người dân sử dụng giống kém chất lượng để trồng rừng chiếm tới 60%.

Lạc Thủy là huyện đứng đầu tỉnh trong phát triển rừng sản xuất. Toàn huyện có 15 cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp, trong đó, có 2 cơ sở đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận lô cây giống, 13 cơ sở là hộ gia đình. Các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn huyện chủ yếu gieo ươm để phục vụ nhu cầu trồng rừng của người dân địa phương.

Thực tế cho thấy, đối với những vườn ươm có sự giám sát, quản lý, chất lượng cây giống rất đảm bảo, bởi nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã qua thẩm định, do đó, tỷ lệ sống của cây đạt trên 90%. Đối với những cây giống có nguồn gốc trôi nổi ngoài thị trường, tỷ lệ sống của cây thấp, hoặc cây sinh trưởng không đồng đều, dẫn đến năng suất rừng, chất lượng gỗ thấp.

Năng suất bình quân rừng trồng đạt 65 - 70 m3/ha/chu kỳ. Đối với các công ty lâm nghiệp và một số hộ trồng rừng bằng nguồn giống chất lượng tốt, năng suất đạt từ 120 - 130 m3/ha/chu kỳ, thậm chí đạt tới 240 - 250 m3/ha/chu kỳ. Bên cạnh nguồn giống chất lượng cao, chủ rừng cần phải kéo dài chu kỳ từ 5 - 6 năm (trồng rừng gỗ nhỏ) lên 10 - 12 năm (trồng rừng gỗ lớn). Trồng rừng gỗ lớn đem lại năng suất, chất lượng, tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao, cung cấp cho các xưởng chế biến đồ mộc, phục vụ nhu cầu xuất khẩu, tạo ra giá trị gia tăng cao cho ngành lâm nghiệp.

Nguyên nhân chính của thực trạng sử dụng giống cây lâm nghiệp chất lượng thấp để trồng rừng chiếm tỷ lệ cao là do tâm lý đắn đo, ham sử dụng cây giống giá rẻ của người dân. Đa số các cơ sở sản xuất giống là hộ gia đình, nhiều hộ sản xuất, kinh doanh giống không đăng ký kinh doanh chưa tuân thủ quy định về quy trình sản xuất giống. Công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chặt chẽ...

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Để khắc phục tình trạng sử dụng giống cây lâm nghiệp chất lượng kém, đưa nguồn giống chất lượng tốt, có địa chỉ tin cậy phục vụ trồng rừng, các cấp, ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về sử dụng giống cây lâm nghiệp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt. Đẩy mạnh việc hỗ trợ người dân phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó hỗ trợ đầu tư trồng rừng thâm canh bằng cây giống chất lượng cao và phân bón; hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật, một phần nhân công và lãi suất vốn vay kéo dài chu kỳ sản xuất, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn; hỗ trợ xây dựng, triển khai thực hiện phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC...


Thu Thủy


Các tin khác


Dấu ấn ứng dụng đề tài khoa học công nghệ vào đời sống

(HBĐT) - Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, ngày 14/12/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3157 phê duyệt Đề án phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030. Qua đó thổi "luồng gió mới” vào hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào nghiên cứu, ứng dụng KH&CN.
Bài 1 - Nâng "chất” các đề tài khoa học và công nghệ

Apple thiết lập tính năng báo tin phơi nhiễm Covid-19 cho người dùng

Bản cập nhật mới nhất iOS 13.7 của Apple đã thiết lập tính năng cho phép người dùng nhận thông báo phơi nhiễm Covid-19 mà không cần tải ứng dụng theo dõi tiếp xúc gần của bên thứ ba.

Thời tiết ngày 31/8: Đông Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp phía Tây kết hợp với trường phân kỳ trên cao nên ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Trung Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 34-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.

Xã Hợp Tiến huy động lực lượng ra quân trồng hoa, cây xanh trên tyến đường dài 1,3 km

(HBĐT) - Nhằm nâng cao tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM, ngày 29/8, xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi tổ chức ra quân " ngày thứ 7 xây dựng nông thôn mới” trồng mới 900 cây hoa ngũ sắc và 300 cây cau trên tuyến đường dài 1,3 km của 4 xóm Đồi, Sim Trong, Thượng Tiến và Ký Đai. 

Kim Bôi: Sạt lở đất đá gây ách tắc giao thông xã Nam Thượng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài những ngày qua, vào khoảng 3h sáng ngày 29/8, tuyến đường từ xóm Nước Ruộng đi trung tâm xã Nam Thượng bị sạt lở đất, đá nghiêm trọng ta luy dương 1 điểm đầu dốc, khối lượng ước tính khoảng 2.000 m3 và vẫn đang tiếp tục sạt lở gây ách tắc giao thông. 

Đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt

(HBĐT) - Tỉnh ta nằm trên lưu vực của 3 hệ thống sông lớn là sông Đà, sông Mã, sông Đáy, bao gồm 400 sông, suối nhỏ. Các sông có lưu lượng dòng chảy khá là sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Bưởi, sông Lạng và sông Mã. Tiềm năng mặt nước của tỉnh trung bình năm khoảng 57,5 tỷ m3, trong đó, lượng nước sông Đà từ bên ngoài cung cấp 53,1 tỷ m3, lượng dòng chảy trên địa bàn tỉnh đạt 4,4 tỷ m3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục