(HBĐT) - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTT) ban hành Văn bản số 399/TT&BVTV ngày 21/12/2020 về việc thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa sinh vật hại mạ đông xuân năm 2021.
Vụ đông xuân năm 2020 - 2021, tỉnh gieo cấy khoảng 15.400 ha lúa. Hiện, các huyện, thành phố đã chuẩn bị giống, vật tư phục vụ sản xuất; một số xã bắt đầu ngâm ủ, gieo hạt. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, từ nay đến tháng 2/2021 nền nhiệt độ tại Bắc bộ thấp hơn so với các năm trước, có nhiều đợt rét đậm, rét hại kéo dài từ 5 - 10 ngày. Nhiệt độ thấp và thời gian rét kéo dài có thể gây chết mạ nếu không được che phủ đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, một số bệnh như: Bệnh nấm mốc, rầy lưng trắng, ốc bươu vàng, chuột hại... nhiều khả năng sẽ xuất hiện ngay từ giai đoạn mạ, lúa mới cấy và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Để hạn chế tối đa những tác động bất lợi của thời tiết, cũng như dịch hại để đảm bảo đủ lượng mạ cấy trong khung thời vụ, Chi cục TT&BVTT đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện phối hợp chỉ đạo cơ sở và hướng dẫn nông dân thực hiện tốt các công việc sau: Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi quy trình kỹ thuật gieo mạ đến nông dân. Chỉ đạo che phủ nilon cho 100% diện tích mạ đã gieo. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố cần tiếp tục thu thập các mẫu giống lúa phổ biến tại địa phương để kiểm tra tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ hạt nhiễm bệnh, tỷ lệ hạt chết do bệnh...
Khuyến cáo nông dân thực hiện các biện pháp xử lý hạt giống khi ngâm ủ để hạn chế nấm bệnh mạ hại như: Xử lý bằng nước muối 15%, xử lý bằng nước vôi trong, xử lý bằng hóa chất. Đối với mạ đã gieo thường xuyên kiểm tra luống mạ nếu xuất hiện bệnh có thể xử dựng các loại thuốc như Anvil 5SC, Tilt, super 300EC...
Để hạn chế bệnh lùn sọc đen gây hại cần khuyến cáo thực hiện các biện pháp: Xử lý hạt giống khi ngâm ủ bằng một trong các loại thuốc như Cruiser Plus 312.5FS, Pre-pat 412.5FS; thăm đồng thường xuyên để kiểm tra rầy và bệnh lùn sọc đen, nếu ruộng bị bệnh nặng cần tiêu hủy cả ruộng, gieo mạ bổ sung hoặc gieo mạ sạ nếu thời vụ cho phép.
Để hạn chế sự phát sinh và tác hại của ốc biêu vàng cần chú ý những nơi sử dụng nguồn nước từ các hồ, đầm chứa đã có sẵn OBV, vùng ổ cũ, những khu gieo sạ thẳng; trước khi cấy làm đất kỹ, tập trung cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm trũng nước; sau khi cấy thường xuyên huy động nhân lực thu bắt ốc, trứng ốc.
Để hạn chế tác hại chuột cần vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi, nhất là các khu vực gò cao, đất hoang hóa; gieo trồng đồng loạt, thu hoạch cây trồng vụ đông đồng loạt theo từng cánh đồng để có thời điểm cắt đứt nguồn thức ăn của chuột.
Thu Thủy (TH)
(HBĐT) - Theo đánh giá của Sở TN&MT, công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nhìn chung đạt được những kết quả đáng khích lệ. Việc tuyên truyền thực hiện tiêu chí số 17 với nhiều hình thức, nội dung phong phú, thông qua các phương tiện truyền thông và hoạt động của các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 23-12, các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận và Nam Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
(HBĐT) - Ngày 22/12, Bưu điện tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2020, triển khai mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2021. Dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Xuân Lam, thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam; đại diện các sở, ban, ngành hữu quan và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Quốc Tiến, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại tăng cường, huyện chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi nhằm giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, bảo vệ cây trồng, vật nuôi phát triển.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa có công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau và Kiên Giang, chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.