(HBĐT) - Tại hoạt động giao lưu các câu lạc bộ lập trình toàn quốc do Quỹ Dariu tổ chức tại Lâm Đồng, dự án "Cảnh báo lũ và sạt lở đất” của nhóm học sinh trường TH&THCS Nà Phòn (Mai Châu) vinh dự đạt giải nhì. Điều đáng quý các em đều là người dân tộc Thái, có em thuộc diện hộ nghèo, mồ côi cha từ bé.



Dự án "Cảnh báo lũ và sạt lở đất” của nhóm học sinh trường TH&THCS Nà Phòn (Mai Châu) đạt giải nhì giao lưu các câu lạc bộ lập trình toàn quốc do Quỹ Dariu tổ chức.

Tự tin trò chuyện, em Hà Thị Thu Hường, học sinh lớp 9, trường TH&THCS Nà Phòn cho biết: Khu vực xã Nà Phòn chúng em sinh sống là miền núi, nhiều sông suối, nhiều đoạn đường giao thông phải đi qua suối, ngầm tràn. Vào mùa mưa lũ, lũ suối và sạt lở đất xảy ra bất ngờ, thường xuyên gây tai nạn, thiệt hại về người và phương tiện. Từ thực tế đó, cùng với kiến thức học được, sự hỗ trợ của thầy cô, chúng em đã lên ý tưởng và triển khai thực hiện dự án "Cảnh báo lũ và sạt lở đất”, với mong muốn giảm thiểu thiệt hại thiên tai ở khu vực miền núi.

Khi mưa lớn nước về, do dòng chảy hẹp nên lũ về rất nhanh, lũ suối thường có tốc độ khoảng 5 m/s, rất khó phát hiện khi nào lũ về qua ngầm tràn. Do đó, các em đã quyết định xây dựng mô hình cảnh báo lũ, đặt cảm biến dòng chảy tại thượng lưu cách ngầm tràn khoảng 2 km. Như vậy, từ đỉnh lũ chảy từ vị trí đo đến ngầm tràn mất khoảng 7 phút, đảm bảo đủ thời gian cho người và phương tiện không qua ngầm. Em Hà Mạnh Hùng cho biết: Mô hình của chúng em đặt tại vị trí đo, đặt cảm biến dòng chảy để xác định lưu lượng nước, truyền tín hiệu đến vi xử lý. Căn cứ vào tín hiệu cảnh báo, đèn sẽ bật xanh để người qua lại bình thường, bật vàng để người và phương tiện hạn chế qua lại và bật đỏ, đồng thời gác chắn sẽ được hạ xuống để người và phương tiện không qua lại được. Khi dòng chảy về mức bình thường thì gác chắn mở và đèn xanh bật sáng, người và phương tiện qua lại bình thường. Toàn bộ hệ thống sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và ắc quy để phù hợp với địa bàn miền núi. Trên mô hình này, chúng em sử dụng quạt gió thay dòng nước tác động đến cảm biến dòng chảy để biểu diễn tính năng của mô hình. Khi thay đổi tốc độ quạt gió, mô hình sẽ đưa ra các mức cảnh báo, tín hiệu đèn khác nhau và hướng xử lý khác nhau.

Trên cùng nguyên lý đó, các em đã nghiên cứu lắp đặt cảm biến sạt lở đất tại khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Khi có hiện tượng sạt lở, cảm biến sạt lở truyền tín hiệu về bộ xử lý để hệ thống đèn nhấp nháy hoặc bật đỏ, loa tại khu dân cư sẽ phát báo động tùy theo mức độ để người dân biết, sơ tán người và tài sản.

Trong quá trình triển khai dự án, các em gặp không ít khó khăn như: Cả 5/5 em tham gia dự án đều là người dân tộc thiểu số, đời sống kinh tế gia đình nhiều khó khăn. Các em không có máy tính ở nhà, việc tra cứu, tìm kiếm thông tin đều phải thực hiện tại trường. Hay khó khăn trong việc tìm kiếm, mua sắm trang thiết bị. Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn đó, các em nhận được sự ủng hộ của phụ huynh, thầy cô giáo, Ban giám hiệu nhà trường. Kết quả giải nhì tại giao lưu các câu lạc bộ lập trình toàn quốc tại Lâm Đồng hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của thầy, trò nhà trường. Thành công này của các em góp phần khuyến khích phong trào sáng tạo KHKT trong học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, học sinh tỉnh ta nói chung.

Dương Liễu

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục