Máy thở BK-Vent hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đã được Viện Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) tiến hành đo lường, kiểm tra và đánh giá đạt các thông số kỹ thuật chính.

Đây là đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trọng điểm năm 2020 do PGS.TS. Vũ Duy Hải - Giám đốc Trung tâm Điện tử Y sinh, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm.

Cùng tham gia nhóm nghiên cứu còn có 9 thành viên thuộc các chuyên ngành Cơ khí, Cơ khí động lực, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật y sinh và Kỹ thuật hóa học.

ĐH Bách khoa Hà Nội: Chế tạo thành công máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19 - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

PGS. Vũ Duy Hải

Nhiệm vụ ưu tiên của các nhà khoa học

Theo PGS. Vũ Duy Hải, để cho ra đời một chiếc máy thở đạt chuẩn dùng trong y tế đòi hỏi các nhà sản xuất phải nghiên cứu và xây dựng quy trình chế tạo kỹ lưỡng. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong điều kiện bình thường (không có dịch bệnh), nhu cầu về máy thở là không quá nhiều. Vì vậy trên thế giới cũng chỉ có một số công ty chuyên sản xuất về máy thở.

Tuy nhiên, trong điều kiện dịch bệnh, đặc biệt là thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, việc tổ chức sản xuất máy thở của các hãng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Tình hình dịch bệnh đã khiến nhiều công ty sản xuất thiết bị y tế buộc phải cho công nhân nghỉ làm để giảm thiểu tối đa sự lây lan của virus. Trong khi nhu cầu sử dụng máy thở lại tăng lên đột biến. Do đó, trong thời gian qua, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi các tập đoàn công nghệ, các trường đại học nghiên cứu sản xuất máy thở để phục vụ cho đại dịch.

Tại Việt Nam, hiện tại gần như chưa có công ty nào sản xuất máy thở chuyên dụng để phục vụ cho ngành y tế, hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, tất cả các đơn hàng nhập khẩu máy thở đều đã bị từ chối.

Với kịch bản dịch Covid-19 có số ca nhiễm từ 50.000 người trở lên thì Việt Nam chắc sẽ bị thiếu máy thở và đi kèm với việc quá tải hệ thống y tế, đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia.

Trước những giải pháp mà Chính phủ ban hành, việc triển khai nghiên cứu sản xuất máy thở trong nước trong thời gian ngắn để ứng phó với dịch bệnh đang là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là sự vào cuộc của các tập đoàn công nghệ, các trường đại học trên cả nước.

ĐH Bách khoa Hà Nội: Chế tạo thành công máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19 - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Máy thở BK-Vent

Nghiên cứu liên ngành chế tạo máy thở

PGS.TS. Vũ Duy Hải, Giám đốc Trung tâm Điện tử Y sinh (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Với mong muốn góp một phần cùng Chính phủ và Bộ Y tế tăng cường các biện pháp chữa bệnh kịp thời cho các bệnh nhân bị suy hô hấp do nhiễm virus SARS-CoV-2, ngay từ đầu tháng 4/2020, Ban Giám hiệu Nhà trường đã chỉ đạo thành lập nhóm nghiên cứu liên ngành giữa 5 Viện của Trường để nghiên cứu, chế tạo máy thở với các tiêu chí: đơn giản, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có, giá thành rẻ và thời gian chế tạo ngắn.

Theo đó, máy thở BK-Vent được chế tạo dựa theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, các khuyến cáo của Hiệp hội phát triển hiết bị y tế thế giới AAMI ban hành, hoạt động đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước.

Nếu đại dịch bùng phát và thiếu máy thở, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tự sản xuất và cung cấp cho các cơ sở y tế với số lượng lớn.

Các giảng viên - nhà khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hướng tới mục tiêu nghiên cứu chế tạo máy thở có khả năng hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân viêm hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, có giá thành thấp, hoạt động đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước. Thời gian nghiên cứu chế tạo ngắn, có khả năng sản xuất số lượng lớn khi có yêu cầu.

Theo PGS. Vũ Duy Hải, máy thở BK-Vent của Đại học Bách khoa Hà Nội có thể thực hiện được chức năng hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh nhân thông qua việc kết hợp 2 chế độ trợ thở gồm: Chế độ thở áp lực dương liên tục CPAP nhằm giúp mở phế nang, tránh xẹp phế nang cho bệnh nhân; Chế độ thở điều khiển theo thể tích VAC để hỗ trợ thở cho bệnh nhân suy hô hấp khi đã được mở phế nang.

Bên cạnh đó, các chức năng điều khiển thông minh của sản phẩm sẽ giúp cho việc phát hiện, đồng bộ với nhịp thở sinh học của người bệnh được chính xác và hiệu quả.

Theo Dân trí

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục