Việt Nam vừa có thêm 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Đó là khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa và Cao nguyên Kon Hà Nừng.
Quyết định đưa ra tối 15/9 theo giờ Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 33 Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển tại Nigeria.
Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa với vùng lõi là vườn quốc gia Núi Chúa với diện tích hơn 106.000 ha - mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng của Việt Nam và Đông Nam Á.
Vẻ đẹp hoang sơ của điểm du lịch Hang Rái trong cụm du lịch Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Ảnh: TTXVN.
Cá thể rùa trưởng thành thuộc bộ rùa biển gồm rùa xanh, đồi mồi và quản đồng được thả về lại môi trường sống tự nhiên ở Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa. Ảnh: TTXVN.
Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng với diện tích hơn 410.000 ha, gồm hai vùng lõi là vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Nơi đây có hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình còn tương đối nguyên vẹn, có tính đa dạng sinh học cao đặc trưng cho hệ sinh thái rừng, hệ thực vật rừng và hệ động vật rừng của khu vực Tây Nguyên.
Hệ động, thực vật tại khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng phong phú, đa dạng với nhiều loại quý hiếm. Ảnh: TTXVN.
Khu dự trữ sinh quyển này cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực Tây Nguyên, khu vực Trung Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
Như vậy, trong 20 năm qua, Việt Nam đã được công nhận tổng cộng 11 khu Dự trữ sinh quyển thế giới, trở thành quốc gia có số lượng khu này đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia.
Theo vtv.vn
(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), hiện, toàn tỉnh có trên 100ha diện tích trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá. Đây là một loại bệnh mới, hiện chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ hiệu quả. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đang tăng cường chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân tiêu hủy nguồn bệnh, ngăn chặn môi giới truyền bệnh để hạn chế lây lan.
(HBĐT) - Xã Ngọc Lương (Yên Thủy) được xác định là vùng rốn lũ, địa hình chiêm chũng nên thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ sau những trận mưa lớn kéo dài. Trước thực tế đó, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của Nhân dân.
Đêm 13/9, Thủ đô Hà Nội nhiều mây, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, gió giật mạnh.
Ngoài các trường hợp chưa cập nhật, không ít trường hợp đã được cập nhật thông tin tiêm chủng nhưng thông tin về ngày sinh, họ và tên, giới tính... chưa chính xác.
(HBĐT) - Hiện đang trong mùa mưa bão và dự báo những tháng cuối năm thiên tai sẽ diễn biến phức tạp, khó lường. Trung tâm Khí tượng thủy văn Hòa Bình thông tin, từ nay đến hết năm 2021, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 7 - 9 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó khoảng 3 - 4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Mùa mưa năm nay có khả năng kết thúc muộn. Từ tháng 9 - 10, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 10-25%. Trên các sông, suối sẽ xuất hiện lũ, đỉnh lũ các sông nhỏ và vừa ở mức báo động 2 đến báo động 3. Lũ quét, sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra trên toàn tỉnh.
Chiều 11/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ra Công điện khẩn yêu cầu các ban, ngành và địa phương tập trung ứng phó với bão số 5 và mưa lũ.