(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hang Kia - Pà Cò được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá có tính đa dạng sinh học khá cao. Hệ động, thực vật phong phú, nhiều loài thực vật nằm trong sách đỏ Việt Nam. Khu bảo tồn còn được biết đến với các quần thể rừng trên núi đá vôi còn sót lại ở khu vực miền Bắc Việt Nam và các quần thể thông Pà Cò quý hiếm. Trước nguy cơ tài nguyên rừng trong khu bảo tồn bị các đối tượng tác động trái phép, Ban Quản lý (BQL) Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò đã nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng.


Cán bộ kiểm lâm Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò phối hợp với người dân xã Hang Kia (Mai Châu) tuần tra rừng.

Đồng chí Sùng A Vàng, Phó Trưởng BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò cho biết: Những năm gần đây, tuy lâm phận khu không xảy ra điểm nóng về vi phạm Luật Lâm nghiệp nhưng vẫn còn hành vi khai thác gỗ, lấy củi. Ngay từ đầu năm 2021, để giữ rừng, BQL Khu đã chỉ đạo kiểm lâm phụ trách địa bàn bảo vệ rừng tận gốc, tham mưu chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý rừng đặc dụng, chủ động phối hợp lực lượng công an, quân sự, UBND 6 xã thuộc khu BTTN thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn người dân vào khai thác, vận chuyển lâm sản và truy quét luồn sâu trong rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và giám sát đa dạng sinh học, kiểm tra việc làm nương, đốt nương của người dân, phát hiện nhanh, xử lý kịp thời các vụ phát lấn, phát ven rừng đặc dụng.

Bên cạnh đó, BQL Khu thành lập chốt bảo vệ rừng (BVR); phối hợp các xóm mở hòm thư tố giác tại 15 xóm định kỳ 1 tuần 1 lần, nếu có ý kiến, kiến nghị của người dân về công tác quản lý, BVR sẽ báo cáo kịp thời đến UBND các xã, lãnh đạo BQL cùng phối hợp chỉ đạo xử lý. 22 tổ quần chúng BVR với 154 thành viên tại 6 xã trong khu BTTN đã phát huy vai trò trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Song song với việc quản lý, bảo vệ rừng, BQL Khu đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học. BQL đã thực hiện kiểm tra, giám sát 15 tuyến điều tra cây thông Pà Cò, thông đỏ, bác xanh, pơ mu… và một số loài đặc hữu khác. Kiểm tra toàn bộ số cây thông Pà Cò hiện còn và đánh giá lại sự phân bố, phát triển loài cây này trên địa bàn 2 xã Hang Kia, Pà Cò; giám sát, đánh điểm trên GPS và có mã hoá cho các cây để tiện theo dõi. Phối hợp UBND xã, Công an xã Đồng Tân, tổ BVR 3 xóm Tam Hòa, Bò Báu, Bò Liêm tuyên truyền và bảo vệ đàn chim di cư về địa bàn.

Những năm gần đây, đồng bào Mông 2 xã Pà Cò, Hang Kia phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng. Các hộ thường tổ chức đưa các đoàn khách khám phá rừng tự nhiên. Vì vậy, để bảo vệ tốt tài nguyên rừng, BQL Khu phối hợp chặt với các hộ sống gần cửa rừng để quản lý, BVR cũng như bảo vệ sự đa dạng sinh học trong khu bảo tồn. Ông Khà A Lứ, xóm Hang Kia (xã Hang Kia) đã 20 năm gắn bó với công tác BVR cùng các chiến sỹ kiểm lâm chia sẻ: Nhà tôi dưới chân núi Rồng, nằm ngay cửa rừng, trước chẳng ai giao nhưng gia đình thấy rừng của Nhà nước nên bảo vệ. Sau này được BQL Khu BTTN tin tưởng giao quản lý, ngay sau khi được giao nhiệm vụ, tôi và gia đình tuyên truyền, vận động anh em, họ hàng không lên rừng chặt cây, lấy gỗ, lấy củi… Đối với khách du lịch đề ra quy định tuyệt đối không được vứt rác bừa bãi, khuyến khích mọi người có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường. Bất kỳ khách du lịch nào có hành vi xâm hại rừng đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định.

Đồng chí Phó Trưởng BQL Khu BTTN Hang Kia - Pà Cò cho biết thêm: Trong năm 2021 không xảy ra cháy rừng, số vụ vi phạm phát luật về lâm nghiệp giảm so với năm 2020. Hiện, BQL Khu đề nghị Sở NN&PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt phương án quản lý, BVR. Sau khi phương án được phê duyệt, BQL Khu mới có cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn và quy định của Luật Lâm nghiệp. Đồng thời, BQL tiếp tục triển khai xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái, từ đó có cơ sở tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong khu bảo tồn.


Thu Thủy


Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục