(HBĐT) - Xác định công tác bảo vệ môi trường (BVMT) là yêu cầu xuyên suốt, lâu dài trong quá trình phát triển, là nhiệm vụ cấp bách, nền tảng đảm bảo KT-XH phát triển bền vững, ngày 30/12/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và BVMT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Việc triển khai thực hiện nghị quyết đã tạo chuyển biến tích cực trong giữ gìn, BVMT trên địa bàn tỉnh.


Thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) quan tâm thu gom, vận chuyển rác thải, tạo dựng môi trường sạch, đẹp.

Báo cáo tại cuộc họp UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn Trần Anh, Giám đốc Sở TN&MT cho biết: Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, nhận thức trách nhiệm về công tác BVMT của các cấp, các ngành được nâng lên rõ rệt. Ý thức chấp hành pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp (DN) có nhiều chuyển biến. Công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về BVMT được củng cố, phát huy hiệu quả. Các văn bản, chính sách được ban hành kịp thời, bám sát thực tiễn, giải quyết những vấn đề bức xúc của người dân, DN.

Nhiệm vụ BVMT được xem xét ngay từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch ở các lĩnh vực, ngành và việc lựa chọn dự án đầu tư mới nhằm phát triển KT-XH theo hướng bền vững. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hiện lồng ghép yêu cầu BVMT trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển của địa phương. Chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN từ tỉnh tới huyện, xã. Sử dụng các chỉ tiêu môi trường để đánh giá chất lượng, hiệu quả, tính bền vững trong sự tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Hàng năm, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đối với các cơ sở SX-KD, dịch vụ, tập trung vào việc tuân thủ các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu tư nâng cấp hệ thống xử lý chất thải, đăng ký hồ sơ chủ nguồn thải, hồ sơ cấp phép xả nước thải vào nguồn nước... Đặc biệt yêu cầu chặt chẽ việc giám sát chế độ quan trắc chất lượng môi trường đối với các cơ sở nằm trong quyết định phê duyệt cơ sở gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) nghiêm trọng, gây ÔNMT cần xử lý. Thông qua công tác thanh, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT của các đơn vị. 5 năm qua, lực lượng chức năng đã kiểm tra đối với 416 cơ sở, DN; phát hiện vi phạm và xử phạt trên 1.960 triệu đồng. Ngoài ra, tăng cường kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với các cơ sở khai thác khoáng sản. UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác liên ngành rà soát việc tuân thủ theo thiết kế cơ sở, thiết kế mỏ, an toàn và môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; tạm dừng hoạt động khai thác của các mỏ đá vi phạm, tạm dừng cấp vật liệu nổ cho các mỏ vi phạm. Ngành chức năng đã xử phạt vi phạm hành chính 41 mỏ đá; yêu cầu khắc phục xong, bảo điều kiện an toàn mới được khai thác trở lại.

Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, Công an tỉnh đã điều tra, xử lý 1.026 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm (ATTP), đề xuất cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1.021 đối tượng, phạt hơn 9.460 triệu đồng. Khởi tố 5 vụ án, 11 bị can vi phạm pháp luật về môi trường. Đáng chú ý, đã khởi tố vụ án hình sự về tội gây ÔNMT xảy ra tại Nhà máy nước Sông Đà (TP Hòa Bình).

Theo đánh giá của Sở TN&MT, những năm qua, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp môi trường nhiều nơi chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh có trên 70 xã đạt tiêu chí về môi trường. Công tác thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt khu vực đô thị cũng được quan tâm nhằm tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, vấn đề môi trường vẫn là bài toán khó khi ÔNMT ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc do hoạt động hàng ngày của người dân thải ra như: Nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ÔNMT không khí từ các làng nghề thủ công, thói quen vứt rác thải bừa bãi, đốt rác gây khói bụi... Ở khu vực đô thị, lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày lớn, gây áp lực cho việc thu gom, xử lý, nhất là trên địa bàn TP Hòa Bình. Việc chấp hành pháp luật về BVMT của một số bộ phận cơ sở, DN còn thấp, chạy theo lợi nhuận kinh tế, chưa chú trọng đến vận hành hệ thống xử lý chất thải...

Đặc biệt hiện nay, việc xử lý rác thảỉ liên quan đến dịch Covid-19 là vấn đề đáng quan ngại. Giám đốc Sở Y tế Bùi Thu Hằng cho biết: Công tác xử lý rác thải trong hộ thực hiện cách ly F1 tại nhà và khu phong tỏa chưa đảm bảo, hầu hết chưa có thùng đựng rác thải riêng theo quy định. Việc thu gom, xử lý chất thải, rác thải tại các gia đình cách ly vẫn lẫn với rác thải sinh hoạt chung... dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh. Do vậy, cần thực hiện nghiêm việc thu gom, xử lý chất thải trong khu phong tỏa. Đề nghị Sở TN&MT vào cuộc và có quy định, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương thực hiện.

Thời gian tới, để tiếp tục tạo chuyển biến mạnh trong công tác BVMT, một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh chỉ đạo là nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền về BVMT trong các cơ quan QLNN; có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn với MTTQ và các đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, Nhân dân, học sinh, sinh viên về ý thức, trách nhiệm BVMT. Xây dựng phong trào Toàn dân BVMT. Chú trọng xây dựng, thực hiện hương ước, quy định, cam kết BVMT và phát triển các mô hình cộng đồng dân cư tự quản trong hoạt động BVMT... 


Thu Hiền

Các tin khác


Diễn đàn khuyến nông @Nông nghiệp: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích canh tác sắn bị nhiễm bệnh khảm lá

(HBĐT) - Sáng 15/12, tại TP Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích canh tác bị nhiễm bệnh khảm lá sắn. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, huyện Lạc Sơn cùng 90 nông dân tiêu biểu.

Tăng cường các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai

(HBĐT) - Năm 2021, trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão và áp thấp nhiệt đới gây mưa to, có nơi mưa rất to, gây thiệt hại đến sản xuất và cuộc sống người dân. 

Huyện Lạc Thủy có 6.555 hộ nông dân đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

(HBĐT) - Trước tác động của dịch Covid-19, nhiều mặt hàng nông sản của huyện Lạc Thuỷ đang vào vụ thu hoạch gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ. Để gỡ khó cho các HTX, doanh nghiệp và người dân, cấp uỷ, chính quyền huyện tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và Voso.vn. 

Công ty Điện lực Hòa Bình: Chú trọng phát triển lưới điện thông minh

(HBĐT) – Thời gian qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) tích cực triển khai nhiều giải pháp để phát triển lưới điện thông minh (LĐTM) nhằm tối ưu hóa việc sử dụng điện, giảm chi phí, tăng độ tin cậy và tăng hiệu quả của hệ thống điện.

Huyện Lương Sơn: Nhiều khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường

(HBĐT) – Từ năm 2017 đến nay, mặc dù huyện Lương Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT). Song, ý thức BVMT của một số doanh nghiệp, cá nhân chưa cao. Trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là các khu vực hoạt động sản xuất, chế biến, khai thác khoáng sản, sản xuất xi măng gây ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Các địa phương chủ động ứng phó bão khả năng vào Biển Đông

Chiều 12/12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có thông báo số 594/VPTT đề nghị các tỉnh từ Quảng Bình đến Cà Mau chủ động phương án ứng phó bão có khả năng đi vào Biển Đông

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục