(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh tập trung vào trà xuân muộn trong khoảng từ cuối tháng 1 đến hết tháng 2. Ở thời kỳ này, dòng chảy các sông, suối cạn kiệt nên việc cung cấp nước từ hệ thống bai mương sẽ không đảm bảo chủ động. Lượng nước tích tại các hồ chứa bị tổn thất lớn do thấm và bốc hơi... Trước nguy cơ thiếu nước cho sản xuất, ngành NN&PTNT đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm sẵn sàng ứng phó với khô hạn.


Nông dân phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) tranh thủ thời điểm nguồn nước dự trữ dồi dào 
để tăng cường chăm sóc lúa vụ chiêm xuân.

Tại xã Phú Thành (Lạc Thủy), vụ xuân năm nay xã có kế hoạch gieo cấy trên 595 ha lúa, ngô và một số cây màu khác. Thời điểm này, nông dân trong xã tiếp tục chăm sóc diện tích lúa đã cấy và đẩy nhanh tiến độ làm đất, trồng màu. Bà Bùi Thị Ngân, thôn Tân Lâm cho biết: Gia đình gieo cấy lúa và cây màu trên 2 sào đất. Ngay sau khi gieo cấy xong diện tích trồng lúa, địa phương tích cực tuyên truyền, vận động bà con chủ động tích trữ nước, vì theo dự báo thời gian tới có thể thiếu nước sản xuất nếu thời tiết không mưa. Gia đình đã chủ động cùng các hộ khác nạo vét, phát dọn kênh mương, đắp bờ ruộng để giữ nước, ngoài ra chuẩn bị các biện pháp bơm tưới bằng máy khi cần. Sau đợt mưa ngày 19 - 20/2 và trận mưa rào ngày 1/3, mực nước tại các hồ chứa, kênh mương trên địa bàn lại đầy lên. Vì vậy, hiện không lo bị thiếu nước sản xuất.

Các địa phương trong toàn tỉnh hiện cơ bản đảm bảo nguồn nước phục vụ làm đất và gieo trồng cây vụ xuân. Tuy nhiên, sau khi cung cấp nước phục vụ làm đất, mực nước các hồ chứa giảm đáng kể. Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, toàn tỉnh sẽ có khoảng trên 4.960 ha gieo trồng có khả năng bị hạn, trong đó có trên 1.400 ha lúa, 3.226 ha màu, 326 ha cây ăn quả, cây lâu năm trong vụ xuân có thể bị hạn do thiếu nước. Để chủ động nguồn nước tưới dưỡng cho cây trồng, ngay khi bước vào sản xuất vụ xuân, ngành nông nghiệp và các địa phương đã xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp với thực tế của từng vùng và năng lực tưới của công trình. Đối với những diện tích cấy lúa không đủ khả năng nước tưới suốt vụ, kiên quyết chuyển sang cây trồng cạn. Diện tích lúa đã cấy được nông dân thường xuyên kiểm tra bao, đắp bờ giảm thiểu thất thoát nước. Với cây rau, màu, dưới sự hướng dẫn của cán bộ chuyên môn các địa phương, nông dân chủ động áp dụng biện pháp tưới ẩm, tưới nhỏ giọt bảo đảm mang lại hiệu quả và tiết kiệm nguồn nước. 

Để đối phó với khả năng hạn hán vụ xuân 2021 - 2022, đảm bảo nước cho sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân, UBND tỉnh ban hành Công văn số 2324/UBND-KTN, ngày 3/12/2021 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du lưu vực sông Đà những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022. Sở NN& PTNT cũng có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố, các đơn vị khai thác công trình thủy lợi thực hiện các nhiệm vụ để đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, đặc biệt trước những diễn biến bất thường của thời tiết và bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp. Theo đó, các địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện quản lý chặt chẽ nguồn nước, điều tiết nước hợp lý, chống rò rỉ thất thoát, lãng phí nước; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Tập trung tu sửa các công trình bị sự cố hư hỏng; nạo vét kênh dẫn, hồ đập, phát quang bờ mương kịp thời đưa nước đến đồng ruộng. Tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ công trình. Rà soát kế hoạch, phương án phòng chống hạn, thiếu nước để sẵn sàng triển khai các giải pháp ứng phó phù hợp, nhất là phương án cấp nước cho sản xuất vụ xuân năm 2022...

Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 1.909 công trình thuỷ lợi đã được kiên cố phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Trong đó, ở vụ xuân, diện tích lúa được cấp nước tưới từ công trình thủy lợi đáp ứng gần 88,5% yêu cầu tưới; màu và cây trồng cạn khoảng 14%. Đồng chí Trần Quốc Toản, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi cho biết: Với diện tích gieo trồng theo kế hoạch, nhu cầu về nước cần đảm bảo phục vụ cấy hết diện tích gieo cấy lúa và một phần diện tích trồng màu vụ xuân. Dự kiến trong vụ này, các địa phương chuyển đổi khoảng hơn 552 ha đất kém hiệu quả, không đủ nước tưới sang trồng cây màu khác để tránh bỏ hoang đất sản xuất. Chi cục Thủy lợi cũng chỉ đạo các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, sửa chữa các hồ chứa, có biện pháp đảm bảo nước cho sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân; tổ chức nạo vét, sửa chữa 93 công trình thủy lợi tại khu vực thường bị hạn hán, thiếu nước để đảm bảo dẫn nước phục vụ sản xuất. Ngoài ra, các huyện, thành phố đã lập dự toán bố trí khoảng 2 tỷ đồng từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, hạn hán. Chủ động kinh phí kết hợp huy động mọi nguồn lực tại địa phương để hỗ trợ các xã chủ động triển khai biện pháp chống hạn khi cần thiết...


Thu Hằng

Các tin khác


Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh

(HBĐT) - Sáng 6/3, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh ban hành Công văn số 23 /BCH-VP về chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh.

Nguy cơ từ chất thải của F0 lẫn lộn với rác thải sinh hoạt

(HBĐT) - Thời gian qua, số ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh tăng mạnh với hàng nghìn ca/ngày. Hầu hết các khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học đều xuất hiện ca bệnh, tỷ lệ điều trị F0, cách ly tại nhà lớn, cũng đồng nghĩa lượng rác thải có nguy cơ lây nhiễm tồn tại ở cộng đồng khá cao. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải từ F0 chưa được quan tâm đúng mức, là điều kiện để phát sinh dịch bệnh trong cộng đồng.

Ngày 2/3: Bắc Bộ tăng nhiệt, rét về đêm và sáng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hôm nay, 2/3, Bắc Bộ sáng có mưa nhỏ vài nơi, trời rét về đêm và sáng. Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Loại bỏ nguy cơ cháy, nổ tại các khu di tích, điểm du lịch tâm linh mùa lễ hội

(HBĐT) - Mùa lễ hội đang diễn ra trên cả nước cũng như tại tỉnh ta. Do tình hình dịch Covid-19, lễ hội tại các điểm du lịch tâm linh, khu di tích mặc dù chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội nhưng nguy cơ cháy, nổ vẫn cao, cần quan tâm đảm bảo an toàn.

Khẩn trương triển khai giải pháp phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

(HBĐT) - Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình nhận định, năm 2022, trên địa bàn tỉnh dự báo thiên tai tiếp tục diễn biến khó lường. 

Không chủ quan, lơ là trong phòng, chống thiên tai

(HBĐT) - Do tác động của biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, thiên tai trên địa bàn tỉnh ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, xuất hiện nhiều hình thái thời tiết cực đoan, gây thiệt hại lớn cho sản xuất, nhà ở, các công trình hạ tầng KT-XH và đáng tiếc là năm nào cũng có người chết, bị thương do thiên tai. Đây là một trong những thách thức lớn đối với phát triển bền vững của tỉnh. Do vậy, công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT, TKCN) luôn được UBND tỉnh chú trọng chỉ đạo, xác định là nhiệm vụ hàng đầu của các cấp, ngành và thực hiện thường xuyên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục