(HBĐT) - Mùa lễ hội đang diễn ra trên cả nước cũng như tại tỉnh ta. Do tình hình dịch Covid-19, lễ hội tại các điểm du lịch tâm linh, khu di tích mặc dù chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội nhưng nguy cơ cháy, nổ vẫn cao, cần quan tâm đảm bảo an toàn.



Cán bộ Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) kiểm tra thiết bị chữa cháy tại chùa Tiên (Lạc Thủy).

Các khu di tích, điểm du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh như đền Bờ (Cao Phong, Đà Bắc), chùa Tiên (Lạc Thủy), chùa Hang (Yên Thủy), chùa Hòa Bình Phật Quang (TP Hòa Bình), đền Bồng Lai (Cao Phong)… là điểm đến của nhiều du khách. Ngoài ra, các đình, chùa, đền, miếu thờ nhỏ tại các xóm, xã cũng hương khói dịp đầu xuân. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 200 điểm di tích đã được khảo sát, đưa vào danh mục bảo vệ, trong đó 41 di tích cấp quốc gia, 60 di tích cấp tỉnh. Các di tích, đình, đền, chùa, miếu chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống và phát triển du lịch. Song, những nơi này luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, bởi phần lớn được xây dựng với kết cấu chủ yếu là gỗ, bên trong nhiều đồ dễ cháy như: tượng gỗ, đồ thờ cúng, vàng mã… Lượng khách đông kéo theo nhu cầu sử dụng điện, thắp hương, thắp nến, đốt vàng mã nhiều. Phương tiện giao thông dừng, đỗ tại các bến, bãi tăng cũng có thể dẫn đến nguy cơ phát sinh cháy, nổ.
       
Di tích đền Thác Bờ thuộc xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thu hút nhiều du khách thập phương dịp đầu năm. Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC), ông Hoàng Hữu Tùng, thủ nhang, Phó Ban TT Ban quản lý di tích cho biết: Nhà đền đã trang bị 20 bình chữa cháy xách tay (15 bình bột, 5 bình khí), 2 bể chứa nước, bố trí nơi đốt vàng mã riêng. Thành lập đội chữa cháy cơ sở với 7 thành viên, phân công người trực thường xuyên. Cảnh sát PCCC đã hướng dẫn biện pháp PCCC cho các thành viên đội và người bán hàng dọc lối lên đền. Song vẫn còn một số du khách thắp cả bó hương nghi ngút và thắp ở tất cả các ban thờ cần nhắc nhở kịp thời.

Để đảm bảo an toàn phòng cháy tại các khu di tích, điểm du lịch tâm linh, lực lượng Cảnh sát PCCC, Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch cụ thể và tổ chức kiểm tra. Thượng tá Bùi Vĩnh Lộc, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh) cho biết: Nội dung tập trung kiểm tra là hệ thống điện; việc bố trí, sắp xếp đồ đạc, phương tiện và lối thoát hiểm; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại nơi thắp hương, hóa vàng; tình trạng, khả năng hoạt động của phương tiện chữa cháy tại chỗ; trách nhiệm người đứng đầu cơ sở, ban quản lý di tích trong công tác PCCC. Đồng thời, kết hợp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác PCCC cho ban quản lý di tích, những người làm việc tại cơ sở thờ tự, điểm du lịch tâm linh. Phối  hợp phát tờ rơi, phát loa tuyên truyền, khuyến cáo đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn.

Thượng úy Nguyễn Tiến Hùng, Đội Hướng dẫn kiểm tra an toàn PCCC cho biết: Qua kiểm tra cho thấy, nhìn chung các cơ sở đã ban hành nội quy về PCCC, trang bị một số phương tiện chữa cháy tại chỗ. Khu vực hóa vàng được xây dựng, bố trí tại khu riêng, hạn chế thắp hương bên trong nơi thờ tự; bố trí lư hương ở bên ngoài phục vụ du khách thắp hương. Nhiều đền, chùa đã sử dụng đèn điện thay cho việc thắp nến, lửa trần… Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong việc duy trì các điều kiện an toàn về PCCC như: Một số phương tiện PCCC đã cũ, hỏng, không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Hệ thống điện tại một số khu vực xuống cấp, không an toàn. Một số người đi lễ vẫn thắp hương bên trong nơi thờ tự mặc dù đã có thông báo…

Trên cả nước đã từng xảy ra các vụ cháy tại các cơ sở thờ tự làm thiêu rụi di tích, hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa, tâm linh. Loại bỏ nguy cơ cháy, nổ tại các di tích, cơ sở thờ tự là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn. Muốn vậy, theo khuyến cáo của Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, bên cạnh việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở của lực lượng chức năng, người đứng đầu các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, điểm du lịch tâm linh cần thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC. Các khu vực đều phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn. Cử người trông coi, kiểm soát nguồn lửa, nguồn nhiệt, nhắc nhở những du khách không chấp hành. Chuẩn bị phương án, lực lượng, phương tiện để chữa cháy và cứu nạn nếu không may xảy ra sự cố nhằm có thể dập tắt được ngay khi mới phát sinh, không để cháy lan, cháy lớn. Mỗi người đi lễ, du xuân cũng cần nâng cao ý thức trong công tác đảm bảo an toàn PCCC, thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định.


Cẩm Lệ

Các tin khác


Thời tiết ngày 27/4: Nắng nóng gay gắt, có nơi trên 41 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, nhiệt độ nhiều khu vực dự báo vượt ngưỡng 41 độ C.

Chủ động giải pháp cấp điện ổn định dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Để đảm bảo vận hành lưới điện ổn định, an toàn trong kỳ nghỉ lễ mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, khắc phục tồn tại, khiếm khuyết trên lưới điện.

Chủ động ứng phó với mưa dông kèm lốc, sét, mưa đá

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự ban hành Công văn số 89/CV-BCH ngày 26/4/2024 về chủ động ứng phó với mưa dông, lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh trong thời gian tới.

Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ tại khu công nghiệp Bờ trái sông Đà

Sáng 26/4, tại Công ty TNHH Long Bình Electronics thuộc khu công nghiệp (KCN) Bờ trái Sông Đà (TP Hòa Bình), Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh tổ chức diễn tập phương án PCCC&CNCH. Tham gia diễn tập có đại diện 30 doanh nghiệp tại KCN bờ trái sông Đà và KCN Bình Phú (TP Hoà Bình)...

Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục