(HBĐT) - Thời gian qua, bệnh khảm lá sắn xuất hiện và lan rộng ở một số địa phương làm nhiều diện tích cây trồng bị nhiễm bệnh. Trước tình hình đó, ngành NN&PTNT và các địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý bệnh, góp phần giảm thiệt hại về kinh tế cho nông dân, bảo vệ năng suất cây trồng đến khi thu hoạch.



Cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân xã Cun Pheo (Mai Châu) phát hiện các dấu hiệu của bệnh khảm lá sắn để kịp thời xử lý.

Năm nay, toàn huyện Mai Châu trồng 550 ha sắn. Ngay sau khi có công văn của Sở NN&PTNT, huyện đã gửi văn bản tới UBND các xã, thị trấn đề nghị khẩn trương rà soát, phát hiện sớm vùng nhiễm bệnh khảm lá sắn để kịp thời xử lý. Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện cho biết: Hiện, các diện tích sắn trên địa bàn huyện đang ở giai đoạn cây con, chưa phát hiện khu vực bị nhiễm bệnh. Để chủ động phòng trừ, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về tác hại của bệnh khảm lá sắn; yêu cầu các hộ trồng sắn tuyệt đối không mua, vận chuyển, sử dụng nguồn hom giống sắn từ những tỉnh, địa bàn đã có dịch…

Đồng chí Vũ Thị Anh Đào, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho biết: Tại một số địa phương, tình hình bệnh khảm lá hại sắn trên đồng ruộng vẫn diễn biến phức tạp. Theo kết quả kiểm tra, đã phát hiện triệu chứng bệnh khảm lá trên các mầm sắn tái sinh từ tàn dư. Đây là nguồn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ lây lan sang các vùng trồng sắn khác. Tổng diện tích nhiễm khảm lá sắn toàn tỉnh hiện trên 197 ha, chủ yếu tại địa bàn 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy. Trong đó, diện tích nhiễm nặng có tỷ lệ hại trên 70% khoảng 38 ha, tập trung xung quanh tại các ổ bệnh cũ. Để phòng trừ kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng, Sở NN&PTNT đã gửi công văn đề nghị các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở, đại lý thu mua, đầu tư trồng sắn trên địa bàn tỉnh chủ động các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá sắn.

Theo đó, đối với các huyện có diện tích nhiễm lớn và nặng như Lạc Sơn, Yên Thủy, cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ UBND tỉnh giao tại Công văn số 2370/UBND-KTN, ngày 9/12/2021 về việc thực hiện quyết liệt các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn; Công văn số 422/SNN-TTBVTV, ngày 24/2/2021 của Sở NN&PTNT về việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại sắn. Tổ chức thống kê, phân loại đồng ruộng, xử lý ngay diện tích sắn nhiễm bệnh. Điều tra xác định ruộng bị bệnh, mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp. Diện tích sắn nhiễm bệnh sau tiêu hủy khẩn trương chuyển đổi cây trồng khác kịp tiến độ vụ xuân hè... Tại những xã đã có diện tích trồng sắn bị nhiễm bệnh từ năm 2021, gắn trách nhiệm của chủ vườn với những công việc cụ thể như: Tiêu hủy toàn bộ tàn dư còn lại, đảm bảo không còn tàn dư trên đồng ruộng; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và báo cáo kịp thời chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn những biểu hiện bất thường trên cây sắn…
Với các địa phương có diện tích sắn chưa nhiễm bệnh tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến người trồng sắn về tác hại của bệnh khảm lá sắn; tuyệt đối không mua, vận chuyển, sử dụng nguồn hom giống sắn từ những tỉnh, địa bàn đã có dịch. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, chính quyền và đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cơ sở rà soát toàn bộ diện tích trồng sắn, đảm bảo đúng quy hoạch vùng nguyên liệu sắn và kế hoạch năm 2022; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm nguồn bệnh.
Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tăng cường phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp theo dõi việc vận chuyển, sử dụng nguồn hom giống sắn. Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhận biết và các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn cho cán bộ cơ quan chuyên môn và nông dân. Tổ chức đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về việc mua bán, vận chuyển hom giống sắn đối với Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) và các cơ sở, đại lý thu mua, đầu tư trồng sắn trên địa bàn tỉnh, qua đó nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng sắn, hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ xuân đã đề ra...

Thu Hằng

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục